- Tiểu thuyết và truyện ngắn đều thuộc loại tác phẩm truyện, loại hình tự sự.
- Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh đời sống rộng lớn, không bị giới hạn về không gian và thời gian; cốt truyện phức tạp, được xây dựng trên nhiều sự kiện, cảnh ngộ, nhiều mối xung đột; miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp.
Tính văn xuôi |
|
Tính đa dạng sắc độ thẩm mỹ |
|
Tính hư cấu |
|
Tính phản ánh toàn vẹn đời sống |
|
Tính tổng hợp |
|
- Chương- hồi
- Nhân vật
- Cốt truyện
Tiểu thuyết trinh thám |
|
Tiểu thuyết giả tưởng |
|
Tiểu thuyết tình cảm |
|
Tiểu thuyết lịch sử |
|
Tiểu thuyết hư cấu hiện thực |
|
Tiểu thuyết kinh dị |
|
- Khái niệm: Là vị trí quan sát của người kể chuyện trong tương quan với nhân vật, sự việc được trần thuật
- Vai trò: Giúp nhà văn phản ánh cuộc sống trong tính đa dạng và phức tạp của nó; mang đến cho người đọc góc độ tiếp cận mới, đồng thời hình thành cá tính cho nhà văn
Người kể chuyện hạn tri (ngôi kể thứ nhất) |
Người kể chuyện toàn tri (ngôi kể thứ 3) |
|
Biểu hiện |
|
|
Ưu điểm |
|
|
Hạn chế |
|
|
- Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả Việt Nam gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ trên dưới 200 năm, từ đầu thế kỷ thứ 17 đến đầu thế kỷ thứ 20 , trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.
+ Ngô Thì Chí (1753-1788) làm quan dưới thời vua Lê Chiêu Thống
+ Ngô Thì Du (1772-1840) là tác giả làm quan dưới thời nhà Nguyễn
- Quê quán: Họ thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).
- Phong cách nghệ thuật
+ Thiết tha, trong trẻo nhưng sâu lắng
+ Pha chút hài hước dí dỏm
- Tác phẩm chính: Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất, Đại Nam Quốc túy, Hoàng Việt hưng long chí, …
a.Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi ( xuất hiện đầu tiên và thịnh hành ở TQ vào khoảng thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XVIII. Đặc điểm nổi bật: phân chia tác phẩm thành hồi khác nhau, mỗi hồi có tiêu đề khái quát nội dung, kết thúc mỗi hồi có câu thơ mang tính chất bình luận, chú ý các sự kiện, tình huống bất ngờ,gây hồi hộp, căng thẳng, Tính cách nhân vật thể hiện tương đối nhất quán,rõ ràng thông qua đối thoại và hành động).
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Đoạn trích “ kiêu binh nổi loạn” là hồi thứ hai của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự
d. Người kể chuyện: Người kể chuyện toàn tri
e. Tóm tắt: Hoàng Lê Nhất thống chí phản thời kì lịch sử từ lúc Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802). Đoạn trích “ Kiêu binh nổi loạn” kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi.
- Đoạn trích có những nhân vật: Dự Vũ, đầu bếp của Tông; Gia Thọ là gia thần, Bằng Vũ là gia binh, Quận Huy.
- Đề tài: Cuộc nổi loạn của binh lính; Chủ đề: Phản ánh sự sụp đổ của của triều đình Lê - Trịnh và nạn kiêu binh nổi loạn.
- Đặc sắc nghệ thuật: Ngôi kể thứ ba, tư liệu trình bày cụ thể và tỉ mỉ…
Câu hỏi gợi dẫn |
Gợi ý trả lời |
Người kể chuyện là ai? |
|
Người kể chuyện nhận xét gì về đầu bếp, gia thần của Trịnh Tông? |
|
Ai là người kể chuyện về nhân vật Bằng Vũ? |
|
Khí thế của kiêu binh được miêu tả như thế nào? |
|
Tình thế bất lực, thảm hại và bi đát của Quận Huy được miêu tả qua những chi tiết nào? |
|
Những hình ảnh so sánh trong lời kể có tác dụng gì? |
|
Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần như thế nào? |
|
Chi tiết nào cho thấy Trịnh Tông bất lực, không kiểm soát được kiêu binh? |
|
Câu 1 : Hãy nêu những sự kiện chính trong văn bản Kiêu binh nổi loạn và cho biết mâu thuẫn ở đây là gì?
- Những sự kiện chính trong văn bản:
- Mâu thuẫn: Đây là cuộc tranh giành quyền lực giữa hai phe: phe Trịnh Tông - kiêu binh với phe Trịnh Cán - Quận Huy Hoàng Đình Bảo. Trịnh Tông muốn đoạt ngôi chúa từ Trịnh Cán. Quận Huy nhận ủy thác của Trịnh Sâm, làm phụ chính cho Trịnh Cán.
Câu 2 : Tìm những chi tiết miêu tả hành động của đám kiêu binh. Em có nhận xét gì về những hành động ấy?
- Kiêu binh tiến đến nhà Quận Huy: “Quân lính nghe thấy tiếng trống tức thi người nào cũng thấy nhảy nhót hăng hái, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ; Họ cứ đứng hò reo, quát tháo long trời lở đất”.
- Kiêu binh xông vào nhà và giết Quận Huy: “Quân lính thừa dịp dùng luôn câu liêm lôi viên quan tượng xuống đất mà chém; Quân lính xúm đến vây kín dưới chân voi; Quân lính hăng máu kéo đến càng đông; Họ bèn dùng câu liêm móc cổ Quận Huy kéo xuống, rồi đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ”.
- Kiêu binh giết được Quận Huy và ăn mừng: “Quân lính vui mừng reo hò như sấm; Họ kiệu thế tử lên vai, rồi đứng xúm xung quanh, gào lên vui sướng; họ phải dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế, đặt tư thế ngồi lên, rồi tám người kề vai vào khiêng... mỗi lần thế tử được nhô lên cao, quân lính lãi vỗ tay reo hò vang lên một chặp."
Khi đám kiêu binh giết những người liên quan đến Quận Huy: "họ lại kéo đến quỳ ở trước mặt chúa xin phá tất cả dinh cơ của Quận Huy; họ làm náo động cả kinh thành”.
⇒ Những hành động của kiều binh thể hiện sự căm tức, lòng quyết tâm lật đổ bè phái của Quận Huy.
Câu 3 : Những chi tiết, hình ảnh nào cho thấy sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận Huy?
- Quận Huy giương cung định bắn, chẳng may cung bị đứt dây, vớ lấy súng để nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy.
- Quân lính thừa dịp dùng luôn câu liêm lôi viên quản tượng xuống đất mà chém.
- Voi bước lùi trở lại. Quân lính xúm vây kín dưới chân voi. Voi đứng yên một chỗ không thể nhúc nhích.
- Họ dùng câu lương móc cổ Quận Huy kéo xuống rồi đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ.
- Em ruột Quận Huy là Lý Vũ hầu Hoàng Lương nghe tin có biến vội vàng chạy bổ vào phủ đường. Nhưng mới đến cửa chùa Báo Thiên thì bị quân lính quát dừng lại, rồi họ vớ luôn gạch đá trên đường đập cho vỡ đầu và vứt xác xuống hồ Thủy Quân.
Câu 4 : Cảnh Trịnh Tông lên ngôi chúa có gì đặc biệt? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả.
- Cảnh Trịnh Tông lên ngôi chúa đặc biệt:
- Nghệ thuật miêu tả của tác giả: Sinh động, chân thực mà có phần hài hước để thấy được vị chúa mới cũng chỉ là kẻ bù nhìn.
Câu 5 : Hãy dẫn ra một số bình luận, đánh giá của người kể chuyện đối với các sự kiện và nhân vật trong văn bản. Theo em, quan điểm và thái độ của người kể chuyện có khách quan và đáng tin cậy không? Vì sao?
- Một số bình luận, đánh giá của người kể chuyện:
Câu 6 : Người xưa từng nói về năm nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt.” Sau khi đọc đoạn trích Kiêu binh nổi loạn, em suy nghĩ gì về ý kiến này?
- Ý kiến trên: Đúng đắn.
- Giải thích:
⇒ Giữ đạo hiếu, đạo học là giữ vững luân thường đạo lí. Làm trái hai đạo lí trên là biểu hiện đạo đức xuống cấp, xã hội có mầm hỗn loạn.
- Nhận xét: Ý kiến của người xưa có giá trị tổng kết các kinh nghiệm trị nước, rất đúng đắn, nên được quan tâm xem xét nghiêm túc.