Điểm nổi bật của câu lục ngôn trong bài thơ Nôm Đường luật:
Gương báu khuyên răn là tên một mục trong Quốc âm thi tập, tập hợp những bài thơ mang tính giáo huấn đạo đức. Điểm đặc biệt là đa số các bài thơ trong mục này vượt ra khỏi khuôn khổ của những bài dạy bảo, khuyên răn đạo đức thông thường. Đây là những bài thơ hết sức gần gũi với cuộc sống, với người dân, với những khát vọng lớn lao của nhà thơ mong cho đất nước mãi mãi phồn vinh và cuộc sống của người dân luôn bình yên, no ấm.
Bài thơ Gương báu khuyên răn là bài số 43 trong số 61 bài thơ của mục “Bảo kính cảnh giới” (thuộc phần “Vô đề” của tập thơ “Quốc âm thi tập”).
Câu 1: Chú ý số chữ trong các câu; những từ thuần Việt; động từ; từ chỉ màu sắc; hương vị, âm thanh trong bài thơ.
Số chữ trong các câu |
|
Những từ thuần Việt |
|
Động từ |
|
Từ chỉ màu sắc |
|
Từ chỉ hương vị |
|
Từ chỉ âm thanh |
|
Câu 2: Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?
Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ chặt chẽ thể hiện mong ước ấm no, hạnh phúc.
Câu 1: Tìm hiểu nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).
- Nhan đề: Tấm gương quý báu để răn dạy về cuộc sống.
- Nội dung chính: Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu nhân dân, đất nước.
Câu 2: Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.
Từ chỉ màu sắc |
|
Từ chỉ âm thanh |
|
Từ láy |
|
Phép đối |
|
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn.
Mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn: quan hệ gắn bó, tương hỗ. Tả cảnh không chỉ để ca ngợi vẻ đẹp thuần túy của thiên nhiên, cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhà thơ.
Câu 4: Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp em hiểu hơn về điều đó?
- Tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi: Mong ước nhân dân có cuộc sống đủ đầy, ấm no và hạnh phúc.
- Những thông tin về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi: Một con người yêu nước, thương dân, dù đã cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc.
Câu 5: Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó?
- Các bài thơ thất ngôn bát cú đường luật: Các câu thơ có bảy chữ. Bài thơ Gương báu khuyên răn: Câu 1 và câu 8 có sáu chữ, các câu còn lại có bảy chữ.
- Việc sử dụng như vậy sẽ tạo nhịp điệu cho bài thơ, tạo nên sự độc đáo cho thơ Nguyễn Trãi.