- Thơ Nôm Đường luật là sáng tạo của ông cha ta (trên cơ sở thơ Đường luật và thơ ca dân tộc).
- Chữ Nôm là chữ của người Việt sáng tạo trên cơ sở chữ Hán để ghi âm và biểu đạt nghĩa tiếng Việt.
- Thơ Nôm Đường luật dù vẫn còn mang tính quy phạm của thể thơ Đường luật về niêm, luật, vần, đối,… nhưng cũng đã có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ, tận dụng các phép đối, sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh đời sống mang bản sắc dân tộc.
a. Tác giả: Hồ Xuân Hương
- Theo tài liệu lưu truyền, Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh, năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng bà chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long.
- Hồ Xuân Hương có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây có tên là Cố Nguyệt Đường.
- Bà từng đi nhiều nơi và quen biết với nhiều danh sĩ nổi tiếng (trong đó có cả Nguyễn Du).
- Cuộc đời của Hồ Xuân Hương từng trải qua nhiều cuộc tình ngang trái, thường rơi vào cảnh ngộ éo le (làm vợ lẽ).
- Các sáng tác của bà đa phần đều viết về phụ nữ với tiếng nói thương cảm, cũng như sự khẳng định đề cao khát vọng của họ.
- Nghệ thuật thơ: trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng, ngôn từ và hình tượng.
⇒ Một người phụ nữ xuất thân trong gia đình phong kiến có học, hay thơ, tài hoa, không thuận buồm xuôi gió trong tình duyên, long đong trong đường đời với thân phận phụ nữ "bảy nổi ba chìm", "hẩm hiu", nhưng không cam chịu,không an phận. Hồ Xuân Hương luôn muốn hất tung một cái gì đó đang đè nặng, trói buộc quyền sống tự do,quyền được hưởng hạnh phúc của phụ nữ .
⇒ Hồ Xuân Hương làm thơ chữ Nôm và chữ Hán để "tự tình", để bênh vực người phụ nữ. Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ .
b. Tác phẩm
- Tự tình (bài 2) nằm trong chùm thơ Nôm Tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.
- Chùm thơ “Tự tình” bộc lộ những nỗi niềm sầu tủi, cay đắng của chính nhà thơ.
Chú ý cách gieo vần, dùng từ ngữ, đặc biệt là động từ; tính từ chỉ màu sắc, mức độ; thời gian và không gian.
- Cách gieo vần: Vần chân (non, tròn, hòn, con).
- Dùng từ ngữ: chủ yếu là các động từ mạnh như trơ, xiên ngang, đâm toạc; từ láy tượng thanh “văng vẳng” gợi những âm thanh nhỏ từ xa vọng đến.
- Thời gian: đêm khuya; không gian: im ắng, tĩnh lặng.
Câu 1: Hãy xác định bố cục của bài thơ. Tác phẩm là lời tâm sự của ai, về điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến nhan đề tự tình?
- Bố cục:
- Tác phẩm là lời tâm sự của tác giả, về nỗi đau khổ xót xa trước cảnh ngộ chung chồng.
- Nhan đề: Bài thơ Tự tình (II) chính là nỗi đau của riêng nhà thơ Hồ Xuân Hương hay cũng là nỗi đau đáu, bẽ bàng của một lớp phụ nữ bị chèn ép, bị chế độ phong kiến làm cho dang dở, lẻ loi.
Câu 2: Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?
* Câu thơ 1:
- Thời gian: đêm khuya.
⇒ Yên tĩnh, vắng lặng, con người thao thức đối diện với chính mình trong suy tư, trăn trở.
- Âm thanh: tiếng trống canh dồn.
+ Từ láy “văng vẳng”: âm thanh từ xa vọng lại.
+ Trống canh dồn: âm thanh nghe dồn dập, thúc giục.
⇒ Gợi tâm trạng cô đơn, rối bời, chất chứa những nỗi niềm tâm trạng.
* Câu thơ 2:
- Động từ “trơ”: gợi sự trơ lì - sự từng trải do cuộc đời, duyên phận nhiều éo le, ngang trái; đồng thời cũng gợi sự trơ trọi, cô đơn, lẻ bóng.
⇒ Trơ cái hồng nhan: nỗi đau của Hồ Xuân Hương - sự tủi hổ, bẽ bàng khi tình duyên không đến, duyên phận không thành.
- “Hồng nhan” (cái nhỏ bé) - “nước non” (cái rộng lớn, mênh mông) => bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.
⇒ Hai câu thơ diễn tả tâm trạng người phụ nữ cô đơn, chua xót nhưng cũng đầy bản lĩnh.
* Câu thơ 3 + 4:
- Nghệ thuật đối:
“Chén rượu - hương đưa - say lại tỉnh
Vầng trăng - bóng xế - khuyết chưa tròn”
⇒ Từ ngữ đăng đối, hô ứng làm rõ thêm thân phận của một người phụ nữ dang dở, bất hạnh trong tình duyên.
- “lại”: gợi vòng luẩn quẩn, trở đi trở lại trong bế tắc, xót xa, chán nản.
- Vầng trăng trở thành hình ảnh soi chiếu tuổi xuân: tuổi xuân qua đi mà duyên phận chưa trọn vẹn.
⇒ Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.
Câu 3: Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ đã được thể hiện như thế nào?
- Khung cảnh thiên nhiên:
- Nghệ thuật đối “xiên ngang mặt đất - đâm toạc chân mây, rêu từng đám - đá mấy hòn”: gợi sức sống mãnh liệt trỗi dậy.
⇒ Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người.
Câu 4: Phân tích hai câu kết để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình.
- Câu thơ 7:
⇒ Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại.
- Câu thơ 8:
⇒ Nỗi xót xa, đau đớn trước cảnh ngộ chung chồng.
Câu 5: Theo em, bài thơ Tự tình nói lên những suy nghĩ và tình cảm gì của nhà thơ Hồ Xuân Hương? Điều đó còn ý nghĩa như thế nào với ngày nay?
- Bài thơ nói lên suy nghĩ và tình cảm của nhà thơ: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
- Điều đó có ý nghĩa sâu sắc trong xã hội hiện nay: Khích lệ, động viên người phụ nữ vượt qua số phận, tìm được hạnh phúc cho bản thân.
Câu 6: Bài thơ để lại cho em cảm xúc hoặc ấn tượng gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) ghi lại điều đó.
“Tự Tình II” là bài thơ tỏ bày nỗi lòng của Hỗ Xuân Hương, của một phụ nữ có cuộc sống mà tất cả đều nửa vời, đứt đoạn, dang dở, thiếu thốn, bất mãn. Mở đầu bài thơ chúng ta nghe tiếng “trống canh dồn” trong đêm khuya khoắt nhưng không giống tiếng “trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt” trong Chinh phụ ngâm báo hiệu cho một “cơn gió bụi” kinh thiên động địa của chiến tranh mà là tiếng đổ hồi liên liếp nhau từ xa lại nhỏ dần gợi tả nỗi buồn cô quạnh của nhà thơ. Tiếng trống động làm nổi lên cái tĩnh trơ trọi bất động của con người, đêm khuya buồn mà nhà thơ vần như vô cảm, trơ ra: “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Cái xuân xanh thì đã qua nhưng cái xuân tình thì vẫn còn đó. Nhìn vầng trăng “khuyết” nữ sĩ càng buồn, càng chua chát vì nhìn lại cuộc đời mình nhất là cuộc đời ái ân không có gì như ý, không có gì trọn vẹn. Nó đã “xế” , đã “khuyết” lại “chưa tròn” như vầng trăng vậy. Không phải là nỗi niềm bị ruồng rẫy “Năm canh vắng lần nương vách quế” của nàng cung nữ, không là nỗi cô đơn, thấm thía của người chinh phụ “Biếng cầm kim, biếng đưa thoi” cũng không phải là nỗi truân chuyên đọa dày buộc Kiều “Chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa”. Đó là nỗi đau ngán ngẫm về cảnh lẽ mọn: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mãnh tình san sẻ tí con con!” Đó là nỗi đau ngán ngẫm của một người bị lâm vào thế phải chia sẻ tình yêu - cái vốn không thể chia sẻ được.