- Văn bản thông tin tổng hợp là loại văn bản trong đó người viết sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với một hoặc nhiều phương thức biểu đạt khác (biểu cảm, tự sự, miêu tả,...).
- Văn bản thông tin tổng hợp có thể trình bày kết hợp nhiều hình thức: chữ, hình ảnh, bảng biểu,...
- Thăng Long: Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (năm 1010), Lý Công Uẩn đã viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) về thành Đại La (nay thuộc Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (Rồng bay lên)
- Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.
- Hà Nội: Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội cho biết “Năm 1931, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ ứng Hoà, phủ Lý Nhân Và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội.
Câu 1: Văn hóa Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố nào?
- Trữ lượng folklore (dân gian) phong phú: ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích…
- Sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, xã hội của Thủ đô phong phú, nhiều dạng vẻ.
- Văn hóa dân gian không tác rời mà kết hợp, hòa hợp với văn hóa cung đình và được “chính thức hóa” và “sang trọng hóa”.
Câu 2: Điều gì đã tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội?
- Kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài, học hỏi người ngoài và nâng cao
- Sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, đại diện của hùng anh cả nước, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc.
- Nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, lịch sử ngàn năm văn vật của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Câu 1: Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào? Em hiểu thế nào là “hằng số văn hóa”?
- Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính: Hà Nội là một hằng số văn hóa Việt Nam.
- “Hằng số văn hóa”: Yếu tố đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa, không thay đổi trong tương lai.
Câu 2: Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?
- Đề tài: Văn hóa Hà Nội.
- Dựa vào: nhan đề, nội dung bài viết
Câu 3: Trong từng phần, thông tin chính của văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam đã được làm rõ qua những phương diện nào?
Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội |
Nội dung |
|
Hình thức |
|
|
Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội |
Nội dung |
|
Hình thức |
|
Câu 4: Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của “văn hóa Thăng Long - Hà Nội”, tác giả đã huy động, kết nối thông tin lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy (ví dụ: thông tin địa lí - “Hà Nội [...] là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam”)
- Lịch sử:
- Địa lý:
- Văn hóa, xã hội:
Câu 5: Theo em, văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào (biểu cảm, tự sự, nghị luận,..)? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết.
- Tự sự: Kể về quá trình hình thành văn hóa Hà Nội.
- Nghị luận: Bàn về nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (Lí lẽ: Nguyên nhân của nếp sống Thanh Lịch, sau đó đưa ra dẫn chứng để chứng minh)
⇒ Tác dụng: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung của văn bản.
Câu 6 : Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức nào mới? Em thích nhất đặc điểm nào của văn hóa Hà Nội được đề cập trong bài? Hãy nêu lên một số nét đặc sắc về văn hóa của vùng miền hoặc quê hương của em.
- Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức: Nguồn gốc của văn hóa Hà Nội; Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.
- Em thích nhất đặc điểm của văn hóa Hà Nội: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.