Mắc mưu Thị Hến

I. Kiến thức Ngữ văn

- Tuồng là loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc. Tuồng được chia làm hai loại: tuồng cung đình (còn gọi là tuồng thầy, tuồng pho) và tuồng hài (còn gọi là tuồng đồ).

  • Tuồng cung đình viết về đề tài trung với vua, đánh giặc bảo vệ đất nước, bảo vệ triều đình; có ảnh hưởng bi tráng, giàu kịch tính, mâu thuẫn căng thẳng, quyết liệt giữa hai phe trung - nịnh, tốt - xấu,... Có thể kể đến các vở tuồng cung đình tiêu biểu như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Đào Tam Xuân,...
  • Tuồng hài viết về các đề tài sinh hoạt, lấy tiếng cười để phản ánh hiện thực xã hội, có cốt truyện phong phú, gần gũi với cuộc sống của người bình dân xưa. Các vở tuồng hài tiêu biểu: Nghêu, Sò, Ốc, Hến; Trương Ngáo; Trương Đồ Nhục;...

- Nghệ thuật tuồng là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, hội họa và các trò diễn dân gian.

- Cũng như chèo, kịch bản tuồng là một văn bản có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, hoạt động trên sân khấu,...

II. Soạn bài Mắc mưu Thị Hến

1. Chuẩn bị

Mưu kế của Thị Hến: Làm cho Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu phải bẽ mặt.

2. Đọc hiểu

Câu hỏi gợi dẫn Gợi ý trả lời

Hình dung cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa nhà Thị Hến.

  • Lo lắng và tìm chỗ trốn.

Đoán xem Thị Hến sẽ làm gì với Đề Hầu?

  • Thị Hến để Đề Hầu vào nhà.

Đoán xem Nghêu cảm thấy như thế nào khi nghe lời phán của Đề Hầu

  • Hốt hoảng và sợ hãi.

Hình dung gương mặt, cử chỉ, thái độ của Đề Hầu khi nghe tiếng quan huyện.

  • Ngạc nhiên, hoảng hốt.

Cả ba nhân vật đã ra khỏi nhà Thị Hến trong tâm trạng như thế nào?

  • Xấu hổ, bẽ bàng và hối hận.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Xác định bối cảnh (không gian, thời gian) và các nhân vật tham gia câu chuyện đoạn trích Mắc mưu Thị Hến. Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích.

- Bối cảnh:

  • Không gian: Nhà Thị Hến
  • Thời gian: Buổi tối(trời tăm tối, đêm tối tăm)

- Các nhân vật:

  • Thị Hến: một người phụ nữ góa chồng
  • Nghêu: một thầy tu phá giới
  • Huyện Trìa, Đề Hầu: những tên quan thuộc tầng lớp thống trị

- Tóm tắt: Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu cùng say mê Thị Hến. Tối, Thị Hến hẹn Nghêu đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa, Đề Hầu. Khi Nghêu đang tán tỉnh Thị Hến thì Để Hầu gõ cửa. Nghêu phải chui vào gầm phản để trốn. Đề Hầu vào nhà chưa được ấm chỗ thì Huyện Trìa đến, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Thị Hến bày mưu cho cả ba người cùng lộ diện và bị một phen bẽ mặt.

Câu 2: Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật,...

- Tình huống: Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu cùng say mê Thị Hến. Cả ba lần lượt đến nhà Thị Hến, nhưng khi người này đến thì người kia phải trốn đi. Thị Hến đã bày mưu cho cả ba người cùng lộ diện và bị một phen bẽ mặt.

- Ngôn ngữ và hành động:

Khi ba nhân vật lần lượt đến nhà Thị Hến
  • Hành động vội vã, đi hầu bổ ngửa, chạy ướt hầu bổ sấp trong lúc đêm tối tăm đàng xá (lại) khó đi của Nghêu, Huyện Trìa.
  • Hành động cuống quýt tìm chỗ trốn của Nghều khi nghe tiếng Đế Hầu gõ cửa; của Đế Hầu khi nghe tiếng Huyền Trìa tới.
Khi ba nhân vật lần lượt tố cáo, buộc tội lẫn nhau
  • Hành động Nghêu từ gầm giường bò ra và mừng vui rối rít vì thoát tội “trảm quyết” và tố cáo thầy Đề đang trốn trong thùng mơ rồi kết tội “thầy Lại phạm gian”
  • Hành động Đề Hầu “lồm cồm bò ra” đổ lỗi cho Thị Hến và Nghêu.

Cách giải quyết tình thế của ba nhân vật

  • Huyện Trìa yêu cầu Đề Hầu cõng mình về trong sự nhục nhã.

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến.

- Chỉ dẫn sân khấu được in nghiêng, trình bày trước lời thoại của nhân vật: Tiếng Đề Hầu kêu cửa; Từ gầm giường bò ra; Huyện Trì tới, Đế Hầu trốn, ông Huyện vào; Từ gầm giường bò ra; Lồm cồm bò ra…

⇒ MIêu tả hành động của nhân vật, diễn biến của sự việc trên sân khấu.

- Các chỉ dẫn được đưa vào ngoặc đơn, không in nghiêng, trong lời của nhân vật: Lời Thị Hến (Ủa!) Tiếng ai kêu chi lạ? / Hay thầy Lại tới đây? / (Này! Này! Mô Phật!) / ĐI ra kẻo tội với thầy / Ở đó ắt tai trước mắt/ (Chớ chẳng chơi đâu).

⇒ Tiếng đưa đẩy, tiếng nói đế thêm của nhân vật trên sân khấu, có giọng điệu trầm bổng khác so với những lời nói thông thường, giúp người đọc hình dung rõ hơn về giọng điệu, cử chỉ, nét mặt, từ đó suy đoán được ý nghĩ của nhân vật trên sân khấu.

Câu 4: Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật ?

Tác giả dân gian đã thể hiện thái độ:

- Châm biếm, phê phán các nhân vật với thói giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến.

- Đồng cảm, trân trọng trước sự thông minh cũng như khát khao có được hạnh phúc của Thị Hến.Chính vẻ đẹp trí tuệ đã giúp nàng bảo vệ được tiết hạnh của mình - phẩm chất được coi là hàng đầu của người phụ nữ.

Câu 5: Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?

- Chi tiết, hình ảnh ấn tượng: Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu cùng lộ diện và bị một phen bẽ mặt, phải ra về trong sự xấu hổ và hối hận.

- Nguyên nhân: Chi tiết tạo ra tiếng cười châm biếm, cũng như ca ngợi trí thông minh của Thị Hến.

Câu 6: Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?

- Ý nghĩa của tiếng cười: phê phán, vạch trần bản chất sa đọa, vô lại của đám qua viên và cả sư thầy; đề cao trí tuệ của Thị Hến.

- Cuộc sống vẫn luôn tồn tại những cái xấu, cái ác cần bị lên án, bài trừ. Do đó, tiếng cười châm biếm vẫn cần cho hôm nay để vạch trần bản chất xấu xa, thói hư tật xấu của những kẻ đáng phê phán một cách vui vẻ, trí tuệ. Sự hiện diện của tiếng cười ấy là lời khẳng định cho nỗ lực đấu tranh không ngừng nghỉ với cái xấu để hướng thiện của con người.

  • 12.919 lượt xem
Sắp xếp theo