- Ca-ren Ca-xây sinh năm 1947 là tác giả Mĩ nổi tiếng chuyên về tâm lí và nghệ thuật sống.
- Văn bản Đừng gây tổn thương trích trong cuốn Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay.
Câu hỏi gợi dẫn | Gợi ý trả lời |
Các câu hỏi mở đầu phần 2 hướng dẫn vấn đề gì? |
|
Nhận biết lí lẽ và bằng chứng của người viết. |
|
Theo tác giả, thế nào là “thô lỗ”? |
|
Nội dung “cam kết” ở phần này là gì? |
|
Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả gì? |
|
Câu 1 : Em hiểu như thế nào về nhan đề Đừng gây tổn thương?
- Nhan đề vừa nêu ra một vấn đề xã hội: việc gây tổn thương cho người khác và cho chính mình, vừa giống như lời khuyên, lời đề nghị, kêu gọi: đừng làm tổn thương bất cứ ai.
- Nhan đề đề cập tới vấn đề tổn thương tinh thần của con người do cách ứng xử, giao tiếp gây ra. Vấn đề này khá phổ biến và tưởng như không có gì quá nghiêm trọng nhưng kì thức lại ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống của mọi người rất nhiều. Đó là lí do tác giả muốn thuyết phục mọi người hạn chế, tiến tới xóa bỏ những hành vi gây tổn thương cho người khác.
Câu 2 : Chỉ ra mối quan hệ giữa phần mở đầu và hai phần sau trong văn bản.
- Phần mở đầu: Nêu vấn đề chung: Sự tổn thương của con người do những hành động giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa gây ra và những tác hại của việc bị tổn thương về tinh thần.
- Phần 2: Phân tích, giải thích, chứng minh làm rõ các tình huống, biểu hiện và tác hại của việc gây tổn thương cho người khác, nhất là bằng lời nói. Tức là cụ thể hóa vấn đề được nêu ra ở phần mở đầu.
- Phần 3: Đưa ra một giải pháp để mỗi người cùng cam kết thực hiện, từ đó hình thành thói quen tốt trong giao tiếp: mỗi ngày không gây tổn thương cho ai.
⇒ Quan hệ giữa phần mở đầu và phần 2 là quan hệ khái quát - cụ thể; giữa phần mở đầu với phần đầu, phần 2 với phần 3 là quan hệ nhân - quả.
Câu 3 : Dựa vào văn bản, hãy làm sáng tỏ ý kiến của tác giả nêu ở phần đầu văn bản Đừng gây tổn thương: “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau.”
- Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra khá nhiều các hành động làm tổn thương người khác mà đôi khi con người không để ý:
- Tác giả đã tập trung phân tích sâu một số cách thức gây tổn thương trong giao tiếp, bao gồm cả biểu hiện và tác hại của chúng. Ví dụ: Cách cư xử thô lỗ - không thể hiện sự chú tâm của ta với người đang giao tiếp hay dùng lời nói sỉ nhục người khác.
Câu 4 : Phân tích tác hại của việc làm tổn thương người khác và những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác.”
- Tác hại:
- Hiệu quả:
Câu 5 : Theo em, vấn đề đặt ra trong văn bản Đừng gây tổn thương có ý nghĩa gì với cuộc sống ngày nay?
Vấn đề đặt ra trong văn bản Đừng gây tổn thương sẽ giúp người đọc biết cách ứng xử trong cuộc sống, tránh khiến cho người khác cảm thấy bị tổn thương…