- Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu.
- Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu.
- Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra.
- Có thể trích dẫn ý kiến người khác, cước chú, lập biểu bảng, thống kê về đối tượng nghiên cứu để chứng minh cho tính chính xác trong các lập luận và nhận định của mình.
- Tạo sự so sánh cần thiết với các đối tượng nghiên cứu khác để tạo nên sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài viết.
- Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày.
- Nêu các đề xuất, khuyến nghị của người nghiên cứu (nếu có)
Gợi ý: Bài thơ Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) - Đỗ Phủ
- Bố cục: gồm 4 phần đề, thực, luận, kết.
- Cách gieo vần: Vần chân “âm” ở tiếng cuối cùng các câu 1 – 2 – 4 – 6 – 8
- Luật bằng trắc: Tiếng thứ 2 thanh bằng thì tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo ngược lại:
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
T T B B B T B
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
B B B T T B B
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
B B B T B B T
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
T T B B T T B
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
B T T B B T T
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
B B T T T B B
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
B B T T B B T
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
T T B B T T B
- Đối:
Câu 1 – 2 |
“Phong thụ lâm” – “Khí tiêu sâm” |
Câu 3 – 4 |
“Giang gian ba lãng” – “Tái thượng phong vân” “Kiêm thiên dung” – “Tiếp địa âm” |
Câu 5 – 6 |
“Tùng cúc lưỡng khai” – “Cô chu nhất hệ” “Tha nhật lệ” – “Cố viên tâm” |
Câu 7 – 8 |
“Hàn y xứ xứ” – “Bạch Đế thành cao” |