Đi trong hương tràm

1. Chuẩn bị

- Tác giả Hoài Vũ, tên khai sinh là Nguyễn Đình Vọng, sinh năm 1935, quê ở Quảng Ngãi.

- Cảm xúc: Cảm nhận được tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm.

- Đặc điểm của cây tràm:

  • Thân cây có màu xám trắng, mềm, hay bong tróc vỏ.
  • Lá tràm mọc so le, thường không cân đối, đầu tù hoặc nhọn
  • Sống ở những vùng nước ngập mặn quanh năm…

- Cây tràm gắn bó với cuộc sống, là một phần của người dân Đồng Tháp Mười nói riêng, người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

2. Đọc hiểu

Câu 1 : Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các khổ thơ 2 và 3?

- Điệp ngữ “Dù”

- Đối: Bầu trời thì cao/cánh đồng thì rộng

Câu 2 : Cách diễn đạt của khổ thơ này có gì giống và khác với khổ 2?

- Giống:

  • Mở đầu bằng câu “Dù đi đâu và xa cách bao lâu”.
  • “Em” và “anh” vẫn xa cách.

- Khác: Ở khổ cuối, nhân vật trữ tình khẳng định tình cảm vẫn còn nguyên vẹn.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1 : Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đi trong hương tràm là ai? Vì sao em xác định như vậy?

- Nhân vật trữ tình: “anh”

- Nguyên nhân: Bài thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết dành cho nhân vật “em”. Cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình luôn gắn với hình ảnh của lá tràm, hoa tràm, hương tràm. Đó là nỗi nhớ thương, xót xa, đau đớn, trống vắng, cô đơn nhưng khẳng định tình yêu vĩnh viễn, bất tử của “anh” dành cho “em”.

Câu 2 : Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ. Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em”? Nêu cảm nhận về hình ảnh đó.

- Hình ảnh thiên nhiên: gió, mây, Vàm Cỏ Tây, hoa tràm, bầu trời, cánh đồng, lá tràm.

- Những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em”:

  • Gió mây đổi hướng thay màu: Sự chảy trôi của thời gian, thay đổi của cảnh vật.
  • Hương tràm: Gợi nhắc về những kỉ niệm bên “em”.

Câu 3 : Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ có gì giống nhau và khác nhau? Từ đó, em hiểu thế nào về nhan đề Đi trong hương tràm?

- Giống nhau: Đều thổn thức, da diết nỗi nhớ.

- Khác nhau:

  • Khổ 2. “Một thoáng hương tràm”: Hương tràm khiến “anh” nhớ về những kỉ niệm bên nhau.
  • Khổ 3. “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?”: Bơ vơ, lạc lõng khi xa cách, “em” không còn ở đây.
  • Khổ 4. “Hương tràm xôn xao”: Giống như hương tràm, khẳng định tình yêu sẽ luôn còn mãi.

Câu 4 : Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và khổ kết của bài thơ.

- Khổ 2:

  • Hình ảnh, từ ngữ: mây gió đổi hướng thay nhau, hương tràm
  • Biện pháp tu từ điệp ngữ: “Dù..”

⇒ Tác dụng: Khẳng định dù vạn vật có đổi thay, nhưng những kỉ niệm bên nhau vẫn còn đó.

- Khổ 3:

  • Hình ảnh, từ ngữ: bóng tràm, lá tràm, hương tràm
  • Biện pháp tu từ điệp ngữ: “Anh…”

⇒ Tác dụng: Khẳng định rằng tình yêu sẽ luôn còn mãi.

Câu 5 : Vì sao hình tượng “tràm” (hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ “em”? Từ đó, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.

- Hình tượng “tràm” (hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ “em” vì: Gợi nhắc về những kỉ niệm bên em.

- Đoạn văn:

Đến với bài thơ “Đi trong hương tràm”, Hoài Vũ đã cho thấy vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước. Tác giả mượn hình ảnh cây tràm, một loại cây vốn quen thuộc với cuộc sống của người dân miền sông nước. Có thể nói, “tràm” đã chứng kiến mối tình đẹp đẽ của “anh” và “em”. Bởi vậy, hình tượng “tràm” (hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ “em”. Nỗi nhớ da diết, sâu lắng luôn thường trực trong trái tim của “anh” với một tình yêu đẹp đẽ, thủy chung.

  • 2.566 lượt xem
Sắp xếp theo