Câu 1: Từ các bài đã học trong sách Ngữ Văn 10, tập một, hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản. Tham khảo và hoàn thành bảng sau:
Loại văn bản đọc |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản |
Văn bản văn học |
Chiến thắng Mtao Mxây |
Sử thi |
Văn bản nghị luận |
Nghị luận xã hội |
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội |
Văn bản thông tin |
Lễ hội đền Hùng |
Bản tin |
Câu 2: Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ Văn 10, tập một và chỉ ra đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại đó.
- Thần thoại: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng
- Sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây
- Thơ Đường luật: Cảm xúc mùa thu
- Kịch bản chèo: Xúy Vân giả dại
- Kịch bản tuồng: Mắc mưu Thị Hến
- Văn bản thông tin: Lễ hội đền Hùng
=> Khi đọc cần chú ý đến đặc trưng thể loại.
Câu 3: Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ Văn 10, tập một. Phân tích ý nghĩa và tính thời sự của các nội dung thông điệp đặt ra trong các bài thơ được học. Xác định các điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.
- Đặc điểm chung:
- Chú ý:
Câu 4: Bài 3 yêu cầu đọc văn bản tuồng, chèo có gì giống và khác so với các bài đọc hiểu truyện và thơ trong sách Ngữ Văn 10, tập một?
- Giống: Phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật.
- Khác:
Câu 5: Phân tích nội dung, hình thức và ý nghĩa của các văn bản thông tin trong bài 4, sách Ngữ Văn 10, tập một.
Nội dung | Hình thức |
Ý nghĩa |
|
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng) |
|
|
|
Lễ hội đền Hùng |
|
|
|
Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Theo Bình Trịnh) |
|
|
|
Lễ hội Ok Om Bok (Theo Thạch Nhi) |
|
|
|
Câu 6: Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ Văn 10, tập một; chỉ ra các yêu cầu giống nhau và khác nhau khi viết về các kiểu văn bản đó.
a. Các kiểu văn bản
- Văn bản nghị luận:
- Văn bản thông tin:
b. Yêu cầu
- Giống nhau: Xác định rõ mục đích viết, lí lẽ rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, có liên hệ mở rộng.
- Khác nhau:
Câu 7: Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm (Bài 3) với viết bài luận về bản thân (Bài 4). Hoàn thành bảng sau vào vở:
Bàn luận thuyết phục người khác |
Bàn luận về bản thân |
|
Mục đích |
Nguyên nhân, hậu quả của thói quen, quan niệm. |
Năng lực, phẩm chất của bản thân. |
Yêu cầu |
Luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng, chính xác. |
Luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng, chính xác. |
Nội dung chính |
Thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm |
Chứng minh những điểm nổi bật của bản thân. |
Câu 8: Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc làm báo cáo nghiên cứu một vấn đề thơ. Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vở theo bảng sau:
Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ |
|
Mục đích |
Tổng hợp, báo cáo lại kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ. |
Yêu cầu |
Bố cục một bài báo cáo; Thông tin đầy đủ, chính xác;... |
Nội dung chính |
Kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ |
Câu 9: Nêu nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 10, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
- Các nội dung gồm:
- Các bài nói và nghe đều có nội dung giống bài viết.
Câu 10:
a. Nêu nội dung chính của phần Tiếng Việt được học trong sách Ngữ Văn 10, tập một theo bảng:
Bài |
Tên nội dung phần Tiếng Việt |
1 |
Sửa lỗi dùng từ |
2 |
Sửa lỗi về trật tự từ |
3 |
Sửa lỗi dùng từ |
4 |
Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ |
b. Nêu ra một số biện pháp tu từ có trong các bài thơ đã đọc ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật.
c. Trong các lỗi dùng từ tiếng Việt được đề cập ở sách Ngữ Văn 10, tập 1, em thường hay mắc lỗi nào?
Một số lỗi: Dùng từ không đúng nghĩa.
a)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | B | D | C | D |
Câu 6: Nêu nội dung chính của bài thơ trên trong 4 - 5 dòng
Thương vợ là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo. Bài thơ Thương vợ đã xây dựng thành công hình ảnh bà Tú - một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh, đã gánh vác gia đình với những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai gầy.
b)
Câu 1: Đoạn trích trên viết về đề tài gì? Tóm tắt trong khoảng 3 - 4 dòng.
Đoạn văn trên cung cấp đến bạn đọc những tri thức về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương của dân tộc, bao gồm: những hoạt động diễn ra trước và trong lễ hội, lịch sử của ngày Giỗ Tổ. Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm biết ơn, trân trọng, tự hào đối với các vị vua Hùng có công dựng nước và giữ nước.
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính và phương thức biểu đạt két hợp của đoạn trích trên.
- PTBĐ chính: thuyết minh, kết hợp với phương thức biểu cảm, tự sự
Câu 3: Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu diễn dịch, quy nạp hay tổng - phân - hợp?
- Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu diễn dịch.
- Vì:
+ Đoạn văn mở đầu trực tiếp bằng câu ca dao giới thiệu ngày Giỗ Tổ
+ Đoạn văn kết thúc là lịch sử ngày Giổ Tổ
Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) nêu và phân tích ý nghĩa của một thông tin mà em tâm đắc nhất khi đọc đoạn trích trên.
Thông tin mà em tâm đắc nhất khi đọc đoạn trích trên là "Từ xa xưa, ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị trí đặc biệt trong tâm thức của người Việt". Đó chính là câu văn khẳng định truyền thống ơn nghĩa, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. "Hằng năm ăn đâu làm đâu - Cũng biết cúi đầu nhớ ngày Giỗ Tổ" - mỗi người dân Việt Nam đều luôn ghi nhớ công ơn dựng nước của các vua Hùng. Trong thâm tâm mỗi người luôn khắc ghi mình là người con đất Việt, là nòi giống con rồng cháu tiên, luôn biết ơn tổ tiên, ông cha và tiếp nối truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Gợi ý
A. Mở bài
- Nêu thói quen cần thuyết phục người khác từ bỏ: kì thị người khuyết tật.
- Nêu lí do hay mục đích viết bài luận:
+ Theo thống kê tháng 12 năm 2022, trên thế giới có hơn 1 tỷ người bị khuyết tật, ở Việt Nam có khoảng 7 triệu người. Họ là những người phải sống chung với một số dạng khác biệt về tinh thần, thể chất hoặc khiếm khuyết.
+ Trên thực tế, họ vẫn là những thành viên có đóng góp, có giá trị và sự cống hiến cho xã hội. Song, sự kì thị, phân biệt đối xử mà họ gặp phải rất phổ biến, làm ảnh hưởng đến tinh thần, danh dự, đời sống,… của người khuyết tật.
⇒ Khẳng định cần phải loại bỏ thói quen kì thị người khuyết tật.
B. Thân bài
1. Giải thích
- Giải thích khái niệm:
+ Người khuyết tật: là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho đời sống sinh hoạt, học tập, lao động gặp khó khăn.
+ Kì thị: là cách phản ứng tiêu cực của xã hội đối với các cá nhân, là sự loại trừ những người có đặc điểm không được phần đông xã hội chấp nhận; biểu hiện trong cả quan điểm và hành động của cá nhân hay tổ chức.
⇒ Kì thị người khuyết tật là sự phân biệt đối xử nhằm loại trừ, tách biệt hay hạn chế cơ hội giao lưu, tiếp xúc bình đẳng của người khuyết tật với cộng đồng.
- Nguyên nhân sự kì thị người khuyết tật:
+ Do quan niệm sai lệch (người khuyết tật bị xem là sự trừng phạt cho tội lỗi mà người nhà họ kiếp trước đã phạm phải)
+ Nhận thức chưa đúng đắn, sai lầm về người khuyết tật (ngoại hình khiếm khuyết, là người vô tích sự, không có học thức,…)
+ Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cũng như các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực này chưa thực sự sâu rộng và đạt hiệu quả cao.
+ Một số trường hợp người khuyết tật lợi dụng lòng tốt, lòng thương người của cộng đồng để chuộc lợi mà không cần sử dụng sức lao động.
2. Tác hại
- Ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người khuyết tật: mặc cảm, tự ti, thậm chí tìm đến cái chết.
- Là nguyên nhân dẫn đến việc người khuyết tật không thể hòa nhập vào các hoạt động chung của cộng đồng.
- Hạn chế cơ hội của người khuyết tật: cơ hội sống, học tập, lao động, giải trí; cơ hội tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân - gia đình.
- Dẫn chứng:
+ Trong thời kì dịch bệnh Covid-19, một số địa phương chậm chễ trong công tác tiêm vacine cho đối tượng người khuyết tật, cho đến khi đại đa số mọi người đã được tiêm mới đến lượt họ, nhiều cá nhân sau khi bị “bỏ quên” đã có thái độ tiêu cực, bất cần, từ chối hợp tác và nhận vacine vì cảm thấy bất bình đẳng.
+ Trong trường học không tiếp nhận, không đào tạo hoặc không có dụng cụ và phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh khuyết tật => không thể tiếp cận và tham gia vào giáo dục hay theo cùng cách mà học sinh không khuyết tật được hưởng; từ đó học sinh khuyết tật đã bị mất cơ hội học tập để chuẩn bị cho tương lai sau này.
3. Lợi ích của việc từ bỏ thói quen
+ Giúp cho người khuyết tật mạnh mẽ, tự tin hơn, sẵn sàng đón nhận tình cảm, sự yêu thương từ cộng đồng, có động lực để cố gắng, nỗ lực vượt lên nghịch cảnh, trang trải cho cuộc sống và đóng góp cho xã hội.
+ Giúp cho bản thân có cái nhìn cởi mở, tích cực hơn, biết yêu đời, yêu người,…
+ Giúp xã hội dần xóa bỏ sự kì thị với người khuyết tật.
+ Cuộc sống trở nên bình đẳng, tốt đẹp hơn.
4. Giải pháp từ bỏ thói quen
- Chủ động tiếp nhận, tìm hiểu thông tin về cộng đồng người khuyết tật, những đóng góp của họ cũng như những sự kì thị mà họ đã phải trải qua.- Thay đổi tư duy, cách nhìn nhận của bản thân
- Tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm hỗ trợ người khuyết tật: để hiểu hơn về người khuyết tật, giúp họ tăng cường cơ hội giao tiếp xã hội, nâng cao hiểu biết về quyền của người khuyết tật,…
C. Kết bài
- Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen kì thị người khuyết tật.
- Thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hi vọng ở sự thành công của người được thuyết phục.