Luyện tập Cơ năng CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Xác định cây có thế năng lớn nhất

    Trong hình dưới đây, chậu cây nào có thế năng lớn nhất? 

    Hướng dẫn:

    Vật có trọng lượng càng lớn và ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn

    Trong 3 chậu ở hình trên thì chậu A là vật có trọng lượng lớn nhất (bằng chậu C) khi kích thước 2 chậu như nhau và lớn hơn chậy B, ta xét đến độ cao thì chậu A ở độ cao lớn nhất so với mặt đất

    Do đó chậu A có thể năng lớn nhất.

  • Câu 2: Nhận biết
    Thế năng hấp dẫn phụ thuộc

    Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào

    Hướng dẫn:

    Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.

  • Câu 3: Nhận biết
    Vật không có thế năng?

    Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?

    Hướng dẫn:

    Hòn bi đang lăn trên mặt đất \Rightarrow Không có thế năng và có động năng

    Lò xò bị ép đặt ngay trên mặt đất \Rightarrow có thế năng đàn hồi

  • Câu 4: Nhận biết
    Vật không có động năng

    Trong các vật sau, vật nào không có động năng?

    Hướng dẫn:

    Quả bóng nằm yên trên mặt sàn nhà không chuyển động nên không có động năng.

  • Câu 5: Nhận biết
    Trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng

    Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất

    Hướng dẫn:

    Một máy bay đang chuyển động trên đường băng sân bay, ô tô đang chuyển động trên đường \Rightarrow có động năng.

    Một ô tô đậu trong bãi đỗ xe \Rightarrow không có động năng vì ô tô đang đỗ.

    Một máy bay đang bay trên cao \Rightarrow có cả động năng và thế năng.

  • Câu 6: Nhận biết
    Tại vị trí nào thế năng hấp dẫn là lớn nhất, nhỏ nhất

    Quán sát dao động của một con lắc như hình vẽ. Tại vị trí nào thế năng hấp dẫn là lớn nhất, nhỏ nhất?

    Hướng dẫn:

    Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

    Tại A là lớn nhất, B là nhỏ nhất.

     

  • Câu 7: Thông hiểu
    Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào

    Trong trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Khi quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên động năng giảm, thế năng tăng.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định sự thay đổi của động năng

    Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ

    Hướng dẫn:

    Một vật có khối lượng m đang chuyển động với tốc độ v thì động năng của vật là:

    W_{đ} = \frac{1}{2}mv^{2}

    Trong đó: m là khối lượng của vật, đơn vị đo kg

    V là tốc độ của vật, đơn vị đo là m/s.

    Wđ là động năng của vật, đơn vị là Jun (J)

    Áp dụng công thức ta được:

    Khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ:

    {W'}_{đ} =
\frac{1}{2}m'{v'}^{2} = \frac{1}{2}.\frac{m}{2}.(4v)^{2} = 8.\
\frac{1}{2}mv^{2} = \ 8W_{đ}

  • Câu 9: Thông hiểu
    Công thức của cơ năng

    Cơ năng của vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của trọng lực được xác định bằng công thức?

    Hướng dẫn:

    Cơ năng của vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của trọng lực hay còn gọi là cơ năng trọng trường được xác định bởi công thức:

    W = Wt + Wđ = Ph +
\ \frac{1}{2}m^{2}v

  • Câu 10: Thông hiểu
    Khi con lắc đơn dao động đến vị trị cao nhất

    Khi con lắc đơn dao động đến vị trị cao nhất?

    Hướng dẫn:

    Trong quá trình dao động của con lắc đơn tại vị trí cân bằng của còn lắc là vị trí thấp nhất nên ta chọn vị trị này làm gốc tính thế năng.

    Vậy khi con lắc ở vị trí cao nhất thì thế năng của vật đạt giá trị cực đại

  • Câu 11: Vận dụng
    Động năng của một vận động viên

    Động năng của một vận động viên có khối lượng là 70 kg chạy đều hết quãng đường 400 m trong thời gian 45 giây là

    Hướng dẫn:

    Vận động viên đó chạy đều nên vận tốc của vận động viên đó bằng

    v = \ \frac{s}{t} = \ \frac{400}{45} = \
\frac{80}{9}\ m/s

    Ta có:

    W_{đ} = \frac{1}{2}mv^{2} =
\frac{1}{2}.70.\left( \frac{80}{9} ight)^{2} \approx 2,765.10^{3}\ \
J

  • Câu 12: Vận dụng
    Động năng của ô tô

    Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn đang chuyển động thẳng đều, trong 2 giờ ô tô di chuyển được quãng đường 72 km. Động năng của ô tô đó là:

    Hướng dẫn:

    Đổi 1,5 tấn = 1500 kg

    Tốc độ của ô tô đó là:

    v = \ \frac{s}{t} = \ \frac{72}{2} = \
36\ km/s\  = 10\ m/s

    Động năng của ô tô là:

    W_{đ} = \frac{1}{2}mv^{2} =
\frac{1}{2}.1500.(10)^{2} = 75\ 000\ \ J

  • Câu 13: Thông hiểu
    Động cơ xăng trong xe máy, ô tô

    Động cơ xăng trong xe máy, ô tô đã có sự chuyển hóa năng lượng từ:

    Hướng dẫn:

    Động cơ xăng trong xe máy, ô tô đã có sự chuyển hóa năng lượng từ hóa năng thành cơ năng.

  • Câu 14: Vận dụng
    Xác định độ cao

    Một vật có khối lượng 1 kg ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng?

    Hướng dẫn:

    Chọn gốc thế năng tại mặt đất,

    Cơ năng của vật tại mặt đất:

    W = W0t + W = Ph_{0} + \ \frac{1}{2}m^{2}v_{0} = 0 +
\frac{1}{2}m.6^{2} = 18\ J

    Thế năng bằng động năng Wđ = Wt \Rightarrow \frac{1}{2}W = 9m \Leftrightarrow mgh = 9m \Leftrightarrow 10h = 9 \Leftrightarrow h = 0,9 m

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tìm độ lớn vận tốc v1, v2

    Hai xe chở than có m2 = 3m1, cùng chuyển động trên 2 tuyến đường rây song song nhau với W_{đ1} = \frac{1}{9}W_{đ2} . Nếu xe 1 tăng vận tốc thêm 3 m/s thì W_{đ1}
= W_{đ2}. Tìm độ lớn vận tốc v1, v2 lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Bạn đầu ta có:

    W_{đ1} =
\frac{1}{9}W_{đ2}\  \Leftrightarrow \ \frac{1}{2}m_{1}v_{1}^{2} =
\frac{1}{9}.\frac{1}{2}.3mv_{2}^{2}\  \Rightarrow v_{2} = \sqrt{3}v_{1}\
(1)

    Nếu xe 1 tăng vận tốc thêm 3 ms thì W_{đ1} = W_{đ2}

    \Leftrightarrow \frac{1}{2}m_{1}(v_{1} +
3)^{2} = \frac{1}{2}.3m_{1}v_{2}^{2} \Rightarrow v_{2} = \frac{v_{1} +
3}{\sqrt{3}}\ (2)

    Từ (1) và (2) ta có:

    \Rightarrow \ \sqrt{3}v_{1} =
\frac{v_{1} + 3}{\sqrt{3}}\  \Rightarrow \ v_{1} = 1,5\ m/s

    \Rightarrow v_{2} = 1,5\ \sqrt{3}\
m/s

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 31 lượt xem
Sắp xếp theo