Luyện tập Đột biến gene CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Bệnh ở người do đột biến gene gây ra

    Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến gene gây ra?

    Hướng dẫn:

    Một số bệnh do đột biến gene gây nên là: bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh động kinh, bệnh mù màu, bệnh máu khó đông, bệnh bạch tạng,...

  • Câu 2: Nhận biết
    Mức độ gây hại của gene đột biến phụ thuộc

    Mức độ gây hại của gene đột biến phụ thuộc vào

    Hướng dẫn:

    Mức độ gây hại của đột biến gene phụ thuộc vào loại đột biến, tổ hợp gene hoặc phụ thuộc vào môi trường.

  • Câu 3: Nhận biết
    Điều không đúng khi nói về đột biến gene
    Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gene?
    Hướng dẫn:

    Đột biến gene thường gây hại nhưng cũng có lợi cho cơ thể sinh vật.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Xác định dạng đột biến

    Đột biến không làm thay đổi số nucleotide nhưng làm thay đổi một liên kết hydrogen trong gene. Đó là dạng đột biến

    Hướng dẫn:

    Đột biến không làm thay đổi số nucleotide nhưng làm thay đổi một liên kết hydrogen trong gene. Đó là dạng đột biến thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide khác loại.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Đột biến thay một cặp nucleotide giữa gene cấu trúc

    Đột biến thay một cặp nucleotide giữa gene cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng

    Hướng dẫn:

    Đột biến thay một cặp nucleotide giữa gene cấu trúc không làm thay đổi số lượng nucleotide của gene cấu trúc mà mRNA được phiên mã từ mạch gốc của gene → đột biến thay một cặp nucleotide giữa gene cấu trúc có thể làm cho mRNA tương ứng không thay đổi chiều dài so với mRNA bình thường.

  • Câu 6: Nhận biết
    Đột biến điểm

    Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gene xảy ra tại

    Hướng dẫn:

    Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gene xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử DNA, liên quan tới một cặp nucleotide.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Đột biến gene thường gây hại cho cơ thể mang đột biến

    Đột biến gene thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

    Hướng dẫn:

    Đột biến gene thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein.

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định dạng đột biến

    Một gene có tỉ lệ \frac{\mathrm A+\mathrm T}{\mathrm G+\mathrm C}=\frac23. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gene nhưng tỉ lệ \frac{\mathrm A+\mathrm T}{\mathrm G+\mathrm C} = 65,2%. Đây là dạng đột biến

    Hướng dẫn:

    Ta thấy tỉ lệ \frac{\mathrm A+\mathrm T}{\mathrm G+\mathrm C} của gene sau đột biến nhỏ hơn trước đột biến → tỉ lệ A và T giảm, G và C tăng.

    Đột biến không làm thay đổi chiều dài của gene nên đây là dạng đột biến thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide kia.

    Vậy đột biến xảy ra là thay thế cặp A – T bằng cặp G – C.

  • Câu 9: Nhận biết
    Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gene

    Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gene là gì?

    Hướng dẫn:

    Do ảnh hưởng từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, làm rối loạn quá trình nhân đôi của DNA dẫn đến sự biến đổi cấu trúc của gene.

  • Câu 10: Vận dụng cao
    Xác định Số nucleotide loại G của gene a

    Gene A có 6102 liên kết hydrogen và trên mạch hai của gene có C = 2A = 4T. Trên mạch một của gene có C = A + T. Gene bị đột biến điểm hình thành nên allele a, allele a có ít hơn A 3 liên kết hydrogen. Số nucleotide loại G của gene a là

    Hướng dẫn:

    Gene A có 6102 liên kết hydrogen = 2A + 3G.

    Mạch 2 của gene có C2 = 2A2 = 4T2. Đặt T2 = x thì A2 = 2x và C2 = 4x.

    Mạch 1 của gene có C1 = A1 + T1 = T2 + A2 = 3x.

    Vậy trên toàn gene: A = T = x + 2x = 3x và G = C = 3x + 4x = 7x.

    Mà: 2A + 3G = 6102 ⇒ 2.3x + 3.7x = 6102 ⇒ x = 226

    ⇒ A = 3x = 678 và G = 7x 1582

    Gene A bị đột biến điểm thành allele a, có ít hơn 3 liên kết hydrogen ⇒ đột biến mất 1 cặp G – C.

    Vậy số nucleotide loại G của allele a là: 1582 – 1 = 1581

  • Câu 11: Vận dụng
    Xác định số lượng từng loại nucleotide của gene

    Một gene ở sinh vật nhân sơ có 3000 nucleotide và có tỉ lệ A/G = 2/3. Gene này bị đột biến mất một cặp nucleotide do đó giảm đi 2 liên kết hydrogen so với gene bình thường, số lượng từng loại nucleotide của gene mới được hình thành sau đột biến là

    Hướng dẫn:

    Gene bình thường có tỉ lệ \frac{\mathrm A}{\mathrm G} = \frac23; N = 3000, số lượng mỗi loại nucleotide của gene là:

    \left\{\begin{array}{l}2\mathrm A+2\mathrm G\;=\;3000\\3\mathrm A=2\mathrm G\end{array}ight.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm A=\mathrm T=600\\\mathrm G=\mathrm C=900\end{array}ight.

    Đột biến mất một cặp nucleotide làm giảm 2 liên kết hydrogen → đột biến mất 1 cặp A – T.

    Vậy số lượng nucleotide mỗi loại của gene đột biến là: \left\{\begin{array}{l}\mathrm A=\mathrm T=599\\\mathrm G=\mathrm C=900\end{array}ight.

  • Câu 12: Vận dụng
    Xác định dạng đột biến

    Một đoạn ADN mạch kép có 4050 liên kết hydrogen, biết rằng trong đó hàm lượng nucleotide loại T chiếm 15%. Khi gene bị đột biến, tỉ lệ A/G của gene là 43,27%. Nếu chiều dài của gene đột biến không đổi so với gene bình thường thì đột biến gene thuộc dạng

    Hướng dẫn:

    Số nucleotide ban đầu của gene là:

    A = T = 450 

    G = C = 1050 

    Tỉ lệ A/G = 42,85% ⇒ đột biến làm tăng số nucleotide loại A, giảm số nucleotide loại G.

    Dựa vào tỉ lệ A/G suy ra loại đột biến là thay thế 3 cặp G – C bằng 3 cặp A  – T.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Loại đột biến gene làm thay đổi số lượng liên kết hydrogen nhiều nhất

    Loại đột biến gene nào làm thay đổi số lượng liên kết hydrogen nhiều nhất của gene?

    Hướng dẫn:

    A – T liên kết với nhau bằng 2 liên kết hydrogen, G – C liên kết với nhau bằng 3 liên kết hydrogen. Do đó:

    - Thêm 1 cặp G – C và 1 cặp A – T thì số liên kết hydrogen tăng lên là 3 + 2 = 5.

    - Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – C thì số liên kết hydrogen giảm đi là 3 – 2 = 1.

    - Thay thế 1 cặp G – C bằng 1 cặp A – T thì số liên kết hydrogen tăng lên là 3 – 2 = 1.

    - Thêm 1 cặp A – T và mất 1 cặp G – C thì số liên kết hydrogen giảm đi 1.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Đột biến gene lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình

    Ở sinh vật, đột biến gene lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình trong trường hợp nào?

    Hướng dẫn:

     Ở sinh vật, đột biến gene lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình trong trường hợp ở thể đồng hợp và khi gặp điều kiện môi trường thích hợp.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Xác định sự thay đổi số liên kết hydrogen

    Trường hợp gene cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C thì số liên kết hydrogen trong gene sẽ thay đổi như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Trường hợp gene cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – C thì số liên kết hydrogen sẽ thay đổi.

    Theo nguyên tắc bổ sung: A – T : 2 liên kết hydrogen; G – C: 3 liên kết hydrogen.

    Nếu thay thế A – T bằng G – C thì số liên kết hydrogen sẽ tăng lên 1.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 25 lượt xem
Sắp xếp theo