Luyện tập Ôn tập chủ đề 6 CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Giảm dần mức độ hoạt động hoá học

    Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học?

    Hướng dẫn:

    Dãy hoạt động hoá học của một số kim loại:

    K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au

    Vậy dãy được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học là: Na, Mg, Zn.

  • Câu 2: Nhận biết
    Khí khử trùng nước sinh hoạt

    Khí (X) được dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Khí (X) là chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Khí Cl2 được dùng để khử trùng nước sinh hoạt

  • Câu 3: Nhận biết
    Đâu không phải tính chất vật lí chung của kim loại

    Đâu không phải tính chất vật lí chung của kim loại?

    Hướng dẫn:

    Tính hiếm không phải tính chất vật lí chung của kim loại

  • Câu 4: Nhận biết
    Phương pháp nhiệt luyện

    Phương pháp nhiệt luyện được sử dụng để điều chế các kim loại

    Hướng dẫn:

    Để tách những kim loại hoạt động hóa học trung bình như Zn, Fe, … ra khỏi hợp chất oxide, người ta thường sử dụng phương pháp nhiệt luyện.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Giải thích gang thì cứng giòn còn thép thì dẻo hơn

    Gang và thép đều có thành phần là sắt và carbon nhưng tại sao gang thì cứng giòn còn thép thì dẻo hơn?

    Hướng dẫn:

    Thành phần của gang: chủ yếu là sắt, 2%-5% carbon và một số nguyên liệu khác

    Thành phần của thép: chủ yếu là sắt, dưới 2% carbon và một lượng nhỏ nguyên tố khác

  • Câu 6: Thông hiểu
    Phi kim thường được ứng dụng làm quai nồ

    Phi kim thường được ứng dụng làm quai nồi, tay cầm chảo nhờ.

    Hướng dẫn:

    Dựa vào tính chất dẫn nhiệt kémt của phi kim nên được ứng dụng làm quai nồi, tay cầm

  • Câu 7: Thông hiểu
    Dùng kim loại làm sạch dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn AgNO3

    Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn AgNO3

    Hướng dẫn:

    Để làm sạch dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn AgNO3 thì ta phải sử dụng kim loại Cu để đẩy Ag ra khỏi dung dịch và dung dịch chỉ chứa Cu(NO3)2

    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

  • Câu 8: Nhận biết
    Kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

    Dãy kim loại nào sau đây có thể phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?

    Hướng dẫn:

    Na, K, Ba, Ca là những kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.

  • Câu 9: Nhận biết
    Tính chất vật lí được sử dụng kim loại làm dụng cụ đun nấu

    Các dụng cụ nấu ăn trong gia đình, thường được làm từ kim loại để đun nấu thức ăn. Dựa vào tính chất vật lí nào để người ta sử dụng kim loại làm dụng cụ đun nấu.

    Hướng dẫn:

    Các dụng cụ nấu ăn trong gia đình, thường được làm từ kim loại để đun nấu thức ăn. Dựa vào tính chất dẫn nhiệt tốt người ta sử dụng kim loại để làm dụng cụ đun nấu

  • Câu 10: Thông hiểu
    Xác định kim loại tác dụng với HCl và tác dụng với Cl2

    Kim loại nào sau đây khi tác dụng với HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng một loại muối chlorine:

    Hướng dẫn:

    Mg khi tác dụng với HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng một loại muối chlorine

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    Mg + Cl2 \overset{t^{o}}{ightarrow} MgCl2

  • Câu 11: Thông hiểu
    Giải thích các kim loại Na, K, Ca, Ba

    Mặc dù hoạt động hóa học mạnh nhưng tại sao các kim loại Na, K, Ca, Ba không thể đẩy kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối?

    Hướng dẫn:

    Mặc dù hoạt động hóa học mạnh nhưng các kim loại Na, K, Ca, Ba không thể đẩy kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối Vì chúng tác dụng với nước trước tạo ra base

    Ví dụ: Cho Na tác dụng với dung dịch CuCl2

    Cho Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được là: Sủi bọt khí và xuất hiện kết tủa xanh.

    2Na + 2H2O ightarrow 2NaOH + H2

    2NaOH + CuCl2 ightarrow Cu(OH)2 + 2NaCl

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Giá trị m và a lần lượt

    Cho thanh sắt 16,8 gam vào 500 mL dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn lấy thanh sắt ra, sấy khô, cân nặng m g và thu được dung dịch A. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được a chất rắn. Giá trị m và a lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng hóa học

    Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

    0,025 \leftarrow 0,025 \leftarrow 0,05 (mol)

    Ta có :

    nFe = 16,8:56 = 0,3 (mol)

    nAgNO3= 0,5.0,1 = 0,05 (mol)

    Xét tỉ lệ mol phương trình phản ứng, Fe dư, AgNO3 phản ứng hết

    Theo phương trình hóa học

    \  \Rightarrow nFe phản ứng = 0,025 mol \  \Rightarrow mFe phản ứng = 0,025.56 = 1,4 gam

    \Rightarrow mFe dư = 16,8 – 1,4 = 15,4 gam

    m = mFe dư + mAg tạo thành = 15,4 + 0,05.108 = 20,8 (gam)

    Dung dịch A có Fe(NO3)2

    Phương trình hóa học:

    Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + NaNO3

    0,025 → 0,025 mol

    4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

    0,025 → 0,025 mol

    2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

    0,025 → 0,0125 mol

    Ta có :

    nFe2O3 = \frac{1}{2}nFe(NO3)2 = \frac{1}{2}0,025 = 0,0125 (mol)

    ⇒ mFe2O3 = 0,0125.160 = 2 (gam)

  • Câu 13: Vận dụng
    Nồng độ mol dung dịch CuSO4 đã dùng

    Cho một lá kẽm có khối lượng 25 gam vào dung dịch 500 mL dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc phản ứng, lấy lá kẽm ra rửa nhẹ, làm khô, đem cân thấy được khối lượng 24,96 gam. Nồng độ mol dung dịch CuSO4 đã dùng.

    Hướng dẫn:

    Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

    Khối lượng chất rắn giảm sau phản ứng bằng: 25 - 24,96 = 0,04 (gam)

    Từ phương trình ta có:

    Cứ 1 mol Zn (65 gam) → thu được sau phản ứng giảm 65 - 64 = 1 gam

    Vậy khối lượng rắn sau phản ứng giảm 0,04, ứng với \frac{0,04.1\ }{1}= 0,04 mol Zn phản ứng

    mZn phản ứng = 0,04.65 = 2,6 gam

    Số mol CuSO4 phản ứng = Số mol Zn phản ứng = 0,04 mol

    Nồng độ mol dung dịch CuSO4 bằng:

    C_{M} = \frac{0,04}{0,5} =
0,2M

  • Câu 14: Vận dụng
    Thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại

    Cho 10,45 gam hỗn hợp Al và Cu phản ứng vừa đủ với 8,05675 lít khí Cl2 (đkc). Sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 muối. Thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học của phản ứng:

    2Al + 3Cl2 \overset{t^{o}}{ightarrow}2AlCl3

    x → \frac{3x}{2}

    Cu + Cl2 \overset{t^{o}}{ightarrow}CuCl2

    y → y

    Số mol của Cl2 bằng: nCl2 = 8,05675 : 24,79 = 0,325 (mol)

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    mkim loại + mCl2 = m muối 

    \Rightarrowmuối = 10,45 + 0,325.71 = 33,525 (gam)

    Gọi x, y lần lượt là số mol của Al và Cu

    Theo đề bài ta có:

    27x + 64 y = 10,45 (1)

    Số mol Cl2 bằng: \frac{3x}{2}+ y = 0,325 (2)

    Giải hệ phương trình (1), (2) ta được:

    x = 0,15 mol, \Rightarrow mAl = 0,15.27 = 4,05 gam

    y = 0,1 mol

    \% m_{Al} = \frac{4,05}{10,45}.100\% =
38,76\%

    \Rightarrow %mCu = 100% - 38,76% = 61,24%

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định kim loại M

    Cho 1,2 gam kim loại M hóa trị II tác dụng hết với chlorine. Sau phản ứng thu được 4,72 gam muối. Xác định kim loại M.

    Hướng dẫn:

    Công thức tổng quát của muối thu được là MCl2

    Phương trình phản ứng:

    M + Cl2 \overset{t^{o}}{ightarrow}MCl2

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có

    mM + mCl2 = mMCl2

    mCl2 = 4,75 - 1,2 = 3,55 gam

    \RightarrownCl2 = 3,55:71 = 0,05 mol

    MM = 1,2:0,05 = 24 gam/mol

    Vậy kim loại cần tìm là Mg

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo