Luyện tập Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường

    Kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?

    Hướng dẫn:

    Kim loại magnesium hầu như không phản ứng với nước ở điều kiện thường, phản ứng chậm với nước nóng và phản ứng mạnh với hơi nước nóng.

  • Câu 2: Nhận biết
    Đơn chất hoạt động hóa học tốt nhất

    Trong các đơn chất kim loại sau đây, chất nào hoạt động hóa học tốt nhất?

    Hướng dẫn:

    Sodium: Na

    Iron: Fe

    Aluminium: Al

    Magnesium: Mg

    Theo dãy hoạt động hóa học của một số kim loại

    K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au

    Mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ trái sáng phải

    Vậy kim loại hoạt động hóa học tốt nhất là Na

  • Câu 3: Thông hiểu
    kimKim loại sodium, potassium được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hoả

    Vì sao trong phòng thí nghiệm, kim loại sodium, potassium được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hoả.

    Hướng dẫn:

    Do kim loại sodium, potassium hoạt động mạnh, dễ dàng phản ứng với các tác nhân (oxygen, hơi nước …) có trong không khí. Do đó, để bảo quản cần ngâm chúng vào trong dầu hoả.

  • Câu 4: Nhận biết
    Tác dụng cryolite

    Trong phương pháp điều chế nhôm bằng điện phân nóng chảy thường có thêm chất xúc tác cryolite. Tác dụng của chất này là

    Hướng dẫn:

    Trong phương pháp điều chế nhôm bằng điện phân nóng chảy thường có thêm chất xúc tác cryolite. Cryolite được sử dụng để giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, tiết kiệm năng lượng

  • Câu 5: Nhận biết
    Phương pháp điện phân nóng chảy?

    Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

    Hướng dẫn:

    Phương pháp điện phân nóng chảy: Sử dụng để tách kim loại hoạt động mạnh như (K, Na, Ca, …).

    Trong công nghiệp nhôm được tách từ quặng bauxide bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

  • Câu 6: Nhận biết
    Oxide không sử dụng trong phương pháp nhiệt luyện

    Trong phương pháp nhiệt luyện, người ta không sử dụng chất nào để phản ứng với oxide của kim loại cần tách?

    Hướng dẫn:

    Trong phương pháp nhiệt luyện người ta không sử dụng CO2 để phản ứng với oxide của kim loại cần tách

  • Câu 7: Nhận biết
    Mức độ hoạt động của kim loại theo thứ tự tăng dần

    Cho các kim loại sau: Cu, Zn, Ag. Mức độ hoạt động của kim loại theo thứ tự tăng dần là:

    Hướng dẫn:

    Cu không phản ứng với ZnSO4 ⇒ Cu hoạt động hoá học kém hơn Zn.

    Cu đẩy được Ag ra khỏi muối ⇒ Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag.

    Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại tăng dần theo thứ tự: Ag, Cu, Zn.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Làm sạch Fe ra khỏi hỗn hợp

    Kim loại Fe có lẫn tạp chất là Al. Để làm sạch Fe ra khỏi hỗn hợp ta sử dụng hóa chất nào sau đây

    Hướng dẫn:

    Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch NaOH dư, Al sẽ tan còn Fe nguyên chất. Lọc bỏ dung dịch, chất rắn thu được là Fe

    2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

  • Câu 9: Thông hiểu
    Làm sạch dung dịch ZnSO4

    Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?

    Hướng dẫn:

    Dùng kẽm vì có phản ứng:

    Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓

    Sau khi dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

    Không dùng Mg vì có phản ứng:

    Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu ↓

    Sau phản ứng có dung dịch MgSOtạo thành, như vậy không tách được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

  • Câu 10: Nhận biết
    Kim loại tác dụng dung dịch H2SO4 loãng 

    Dãy kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng 

    Hướng dẫn:

    Theo dãy hoạt động hóa học của một số kim loại

    K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au

    Kim loại đứng trước H tác dụng được với dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng,… ) giải phóng khí H2

    Vậy Mg, K, Fe, Al, Na thỏa mãn

  • Câu 11: Nhận biết
    Phương trình phản ứng đúng

    Phương trình phản ứng hóa học nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Theo dãy hoạt động hóa học của một số kim loại

    K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au

    Các kim loại đứng trước (trừ Na, K, Ca…) có thể đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

    Vậy kim loại Cu đứng sau Fe không thể đẩy Fe ra khỏi dung dịch muối của nó

  • Câu 12: Thông hiểu
    Nêu hiện tượng

    Cho một mẩu sodium vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra:

    Hướng dẫn:

    Na sẽ tác dụng với nước trong dung dịch trước

    Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4

    Sodium tan dần, có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh.

  • Câu 13: Vận dụng cao
    Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu

    Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 mL dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là

    Hướng dẫn:

    nCuSO4 = 0,6.0,5 = 0,3 mol

    Nếu chỉ có Zn phản ứng thì:

    Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

    Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng

    n_{Zn} = \ \frac{30,4\ –\ 29,8\ }{65\ –\
64} eq \ 0,3 Vô lý, loại

    Vậy Zn phản ứng hết, Fe phản ứng một phần.

    Zn + CuSO4 → ZnSO4  + Cu

    Fe + CuSO4 → FeSO4  + Cu

    Hỗn hợp kim loại gồm Cu, Fe dư

    nCu = nCuSO4 = 0,3 mol

    ⇒ mFe dư = 30,4 – 0,3.64 = 11,2 gam

    Đặt x, y là số mol Zn và Fe phản ứng

    ⇒ 65x + 56y + 11,2 = 29,8 (1)

    nCuSO4 = x + y = 0,3 (2)

    Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta được

    ⇒ x = 0,2; y = 0,1

    ⇒ mFe phản ứng = 0,1.56 = 5,6 gam

    mFe ban đầu = mFe dư + mFe phản ứng = 16,8 gam

    \Rightarrow\%m_{Fe}=\frac{16,8}{29,8}.100\%=56,37\;t\operatorname ấn

  • Câu 14: Vận dụng
    Người ta dùng quặng bauxite để sản xuất Al

    Người ta dùng quặng bauxite để sản xuất Al. Hàm lượng Al2Otrong quặng là 40%. Để có được 4 tấn nhôm nguyên chất cần bao nhiêu tấn quặng ? Biết rằng hiệu suất của quá trình sản xuất là 90%.

    Hướng dẫn:

    Dựa vào một trong các chất tham gia phản ứng, công thức tính

    H\% = \ \frac{Lượng\ thực\ tế\ đã\ phản\
ứng}{Lượng\ tổng\ số\ đã\ lấy}.100\%

    Phương trình phản ứng hóa học của phản ứng:

    2Al2O3 \overset{đpnc,\ cryolite}{ightarrow} 4Al + 3O2

    2.102 tấn              4.27 tấn

    x tấn                          4 tấn

    Dựa vào phản ứng ta có

    x = 7,55 tấn

    Hiệu suất phản ứng là 90%, có nghĩa là 7,55 tấn Al2O3 chỉ chiếm 90% khối lượng phải dùng.

    \frac{7,55.100}{90} = 8,39\
tấn

    Khối lượng quặng bauxite:

    \frac{8,93.100}{40} = 20,975\
tấn

  • Câu 15: Vận dụng
    Nồng độ mol dung dịch AgNO3 đã dùng

    Ngâm một đoạn dây đồng trong 50 mL dung dịch AgNO3, sau một thời gian phản ứng lấy đoạn dây đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và đem cân thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 gam. Nồng độ mol dung dịch AgNO3 đã dùng là

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học:

    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

    Từ phương trình phản ứng ta thấy:

    Cứ 1 mol Cu phản ứng (ứng với 64 gam) tạo thành 2 mol Ag, khối lượng chất rắn tăng :

    2.108 – 64 = 152 gam

    Vậy khối lượng chất rắn tăng 1,52 gam, ứng với số mol Cu phản ứng bằng:

    \frac{1,52.1}{152} = 0,01\
mol

    ⇒ nAgNO3 = 2.nCu = 2.0,01 = 0,02 mol

    Nồng độ mol dung dịch AgNO3 đã dùng là:

    C_{M_{AgNO3}} = \frac{n_{{AgNO}_{3}}}{V}
= \frac{0,02}{0,05} = 0,4\ M

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (53%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 10 lượt xem
Sắp xếp theo