Luyện tập Di truyền nhiễm sắc thể CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Xác định kì phân bào

    Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp nhiễm sắc thể đang bắt chéo với nhau, tế bào quan sát đang ở kì nào?

    Hướng dẫn:

    Tế bào quan sát đang ở kì đầu của giảm phân I: các nhiễm sắc thể kép xoắn và co ngắn, các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp, bắt chéo.

  • Câu 2: Nhận biết
    Trong nguyên phân nhiễm sắc thể tập trung ở mặt phẳng xích đạo

    Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể tập trung ở mặt phẳng xích đạo ở thoi phân bào ở

    Hướng dẫn:

    Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể tập trung ở mặt phẳng xích đạo ở thoi phân bào ở kì giữa.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Yếu tố chủ yếu xác định giới tính cơ thể

    Giới tính của cơ thể được xác định chủ yếu do yếu tố nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Giới tính của cơ thể được xác định chủ yếu do cơ chế nhiễm sắc thể giới tính.

  • Câu 4: Nhận biết
    Cặp nhiễm sắc thể giới tính của một số loài côn trùng

    Ở một số loài côn trùng như châu chấu, cào cào, gián,... có cặp nhiễm sắc thể giới tính là

    Hướng dẫn:

    Ở một số loài côn trùng như châu chấu, cào cào, gián,... có cặp nhiễm sắc thể giới tính là giới đực XO, giới cái XX.

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định tỉ lệ

    Ở ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so cới cánh cụt. Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ

    Hướng dẫn:

    A – thân xám trội hoàn toàn so với a – thân đen

    B – cánh dài trội hoàn toàn so với b – cánh cụt

    \mathrm P:\;\frac{\mathrm{AB}}{\mathrm{AB}}\times\frac{\mathrm{ab}}{\mathrm{ab}}

    Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt:

    {\mathrm F}_{\mathrm b}:\;\frac{\mathrm{AB}}{\mathrm{ab}}\times\frac{\mathrm{ab}}{\mathrm{ab}}

    G: (AB : ab)×ab

    \frac{\mathrm{AB}}{\mathrm{ab}}:\frac{\mathrm{ab}}{\mathrm{ab}}

    → 1 xám, dài : 1 đen, cụt

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Tính số đợt nguyên phân từ tế bào B

    Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 24. Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào B lưỡng bội của loài tạo ra số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng có tổng số 192 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Số đợt nguyên phân từ tế bào B là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Gọi x là số tế bào mẹ ban đầu có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, k là số lần nguyên phân liên tiếp.

    Tổng nhiễm sắc thể có trong các tế bào con là:

    2n.x.2k = 192

    ⇒ 24.1.2k = 192 

    ⇒ k = 3

    Vậy số đợt nguyên phân từ tế bào B là 3.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng để hợp tử phát triển thành con gái

    Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con gái?

    Hướng dẫn:

    Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang nhiễm sắc thể X với trứng mang nhiễm sắc thể X để tạo hợp tử XX sẽ phát triển thành con gái.

  • Câu 8: Nhận biết
    Ý nghĩa của sự kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

    Sự kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh có ý nghĩa gì?

    Hướng dẫn:

    Sự kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội đặc trưng qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính; đồng thời, tạo nên nhiều biến dị tổ hợp, cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Số nhiễm sắc thể có trong một tế bào của thể một

    Ở cà chua 2n = 24. Số nhiễm sắc thể có trong một tế bào của thể một khi đang ở kì sau của nguyên phân là:

    Hướng dẫn:

    Thể một có bộ nhiễm sắc thể: 2n – 1 = 23

    Ở kì sau nhiễm sắc thể kép tách thành 2 nhiễm sắc thể đơn và tế bào vẫn chưa phân chia:

    ⇒ Số nhiễm sắc thể là: 2.(2n – 1) = 46

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính số chromatid

    Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Quá trình nguyên phân từ một tế bào lá lưỡng bội của cà độc được diễn ra liên tiếp 3 đợt. Nếu các tế bào được tạo ra đang ở kì giữa thì có bao nhiêu chromatid?

    Hướng dẫn:

    Số tế bào tạo ra sau 3 lần nguyên phân liên tiếp từ 1 tế bào lá lưỡng bội của cà độc dược là:

    23 = 8 (tế bào)

    Nếu các tế bào được tạo ra đang ở kì giữa thì số chromatid là:

    8.24.2 = 384 (chromatid)

  • Câu 11: Nhận biết
    Kết thúc quá trình nguyên phân

    Kết thúc quá trình nguyên phân, số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào con là:

    Hướng dẫn:

    Kết thúc quá trình nguyên phân, mỗi tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) ở trạng thái đơn.

  • Câu 12: Nhận biết
    DNA và nhiễm sắc thể trong tế bào được nhân đôi

    DNA và nhiễm sắc thể trong tế bào được nhân đôi ở

    Hướng dẫn:

    Trước khi tiến hành nguyên phân, tế bào diễn ra nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể ở kì trung gian.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Vai trò của thoi phân bào trong quá trình phân chia nhân

    Trong quá trình phân chia nhân, thoi phân bào có vai trò gì?

    Hướng dẫn:

    Trong quá trình nguyên phân, thoi phân bào đóng vai trò là nơi gắn vào tâm động của nhiễm sắc thể và kéo nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Trong lần phân bào I của giảm phân

    Trong lần phân bào I của giảm phân, ở kì giữa

    Hướng dẫn:

    Ở kỳ giữa giảm phân I, các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại tập trung và xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định số nhiễm sắc thể

    Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số nhiễm sắc thể và số chromatid ở kì sau I lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Ở kì sau I, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép phân li về hai cực của tế bào. Do đó:

    - Số nhiễm sắc thể ở kì sau giảm phân I là 38 nhiễm sắc thể kép.

    - Số chromatid ở kì sau giảm phân I là 38.2 = 76.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo