Luyện tập Nguồn nhiên liệu CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tính chất vật lí của dầu mỏ

    Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí của dầu mỏ?

    Hướng dẫn:

    Tính chất vật lí của dầu mỏ: có màu nâu đậm, nhẹ hơn nước và không tan trong nước

    Thể lỏng, đặc sánh

  • Câu 2: Nhận biết
    Dầu mỏ có thành phần chính

    Dầu mỏ có thành phần chính là

    Hướng dẫn:

    Dầu mỏ có thành phần chính là Hydrocarbon

  • Câu 3: Nhận biết
    Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên

    Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất. Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là

    Hướng dẫn:

    Khí thiên nhiên cũng là nhiên liệu hóa thạch ở dưới lòng đất.

    Thành phần chủ yếu của khí hiên nhiên là methane

  • Câu 4: Nhận biết
    Mỏ dầu thường có mấy lớp

    Mỏ dầu thường có mấy lớp?

    Hướng dẫn:

    Mỏ dầu thường có 3 lớp.

    Lớp 1: lớp khí

    Lớp 2: Lớp dầu lỏng

    Lớp 3: Lớp nước mặn

  • Câu 5: Nhận biết
    Lớp thứ 2 theo thứ tự từ trên xuống trong mỏ dầu

    Lớp thứ 2 theo thứ tự từ trên xuống trong mỏ dầu là

    Hướng dẫn:

    Mỏ dầu thường có 3 lớp, theo thứ tự từ trren xuống

    Lớp 1: Lớp khí, được gọi là khí mỏ dầu hay khí đồng hành, có thành phần chính là khí methane

    Lớp 2: Lớp dầu lỏng, là hỗn hợp phúc tạp của nhiều loại hydrocarbon và một lượng nhỏ các hợp chất khác.

    Lớp 3: Lớp nước mặn

    Lớp thứ 2 theo thứ tự từ trên xuống trong mỏ dầu là lớp dầu lỏng.

  • Câu 6: Nhận biết
    Khái niệm nhiên liệu

    Nhiên liệu là

    Hướng dẫn:

    Nhiên liệu là những chất khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng, được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp và trong đời sống.

  • Câu 7: Nhận biết
    Nhiên liệu được chia thành mấy loại

    Dựa vào trạng thái người ta chia nhiên liệu ra làm mấy loại?

    Hướng dẫn:

    Dựa vào trạng thái, người ta chia làm 3 loại nhiên liệu phổ biến:

    Nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng, nhiên liệu khí.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Nhận định sai

    Nhận định nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, ít gây độc hại cho môi trường

  • Câu 9: Thông hiểu
    Số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại: rắn, lỏng, khí.

    (2) Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.

    (3) Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn, ít gây độc hại cho môi trường.

    (4) Than gầy là loại than có hàm lượng carbon thấp nhất.

    Số phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    Số phát biểu đúng là (1), (2), (3)

    Phát biểu (4) sai vì than gầy là loại than già nhất có hàm lượng carbon trên 90%.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Sử dụng nhiên liệu hiệu quả

    Để sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả ta không nên làm việc nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Khí CO2 không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng dập tắt đám cháy

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định nhiên liệu

    Trong mô hình tháp chưng cất dầu thô dưới đây, 2 vị trí mũi tên trống (1) và (2) lần lượt là 2 loại nhiên liệu là

    Hướng dẫn:

    .

    Vị trị số 1 và 2 lần lượt là nhiên liệu xăng và dầu diesel

  • Câu 12: Thông hiểu
    Sử dụng gas

    Trong đời sống và sản xuất, dùng loại nhiên liệu gas sẽ có ít phát thải khí nhà kính hơn xăng, dầu vì

    Hướng dẫn:

    Trong đời sống và sản xuất, dùng loại nhiên liệu gas sẽ có ít phát thải khí nhà kính hơn. Vì gas là nhiên liệu khí dễ cháy hoàn toàn hơn.

  • Câu 13: Vận dụng
    Thể tích không khí

    Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm methane, ethane, propane bằng oxygen không khí (trong không khí, oxygen chiếm 20% thể tích), thu được 8,6765 lít khí CO2 (đkc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (đkc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên niên trên là:

    Hướng dẫn:

    n_{CO_{2}} = \frac{8,6765}{24,79} =
0,35\ mol

    n_{H_{2}O} = \frac{9,9}{18} = 0,55\
mol

    Bảo toàn nguyên tố O:

    2nO2 = 2nCO2 + nH2O 

    ⇒ nO2 = (2.0,35 + 0,55) : 2 = 0,625 (mol) 

    ⇒ VO2 = 0,625 . 24,79 = 15,49375 lít

    Vì thể tích oxygen chiếm 20% thể tích tức 1/5 thể tích không khí

    Vkk = 5. 15,49375 = 77,46875 lít

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Giá trị của m

    Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 1 gam một mẫu than là 23,0 kJ. Giả thiết rằng toàn bộ lượng nhiệt của quá trình đốt than tỏa ra đều dùng để làm nóng nước, không có sự thất thoát nhiệt, cần phải đốt m gam than để làm nóng 500 gam nước từ 20oC tới 90oC. Biết để làm nóng 1 mol nước thêm 1oC cần một nhiệt lượng là 75,4 J. Giá trị của m là :

    Hướng dẫn:

    Dựa vào công thức nhiệt lượng: Q = mC.\mathrm{\Delta}T

    m: khối lượng của vật (kg)

    Δt = t2−t1: độ biến thiên nhiệt độ, tính ra °C hoặc K

    + t2: nhiệt độ cuối của vật (°C)

    + t1:  nhiệt độ đầu của vật (°C)

    c: nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K)

    Q: nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra của vật (J)

    Nhiệt lượng để làm nóng 500 g nước từ 20oC tới 90oC là:

    Q = \frac{500}{18}.75,4(90 - 20) =
146611,11J = 146,611\ kJ

    1 gam than nhiệt tỏa ra là 23 KJ

    m gam than tỏa ra nhiệt lượng là 146,611 kJ

    \Rightarrow m gam than = 146,66.1 : 23 = 6,37 gam

  • Câu 15: Vận dụng
    Thể tích khí oxygen

    Thể tích khí oxygen (ở đkc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than có chứa 4% tạp chất không cháy là

    Hướng dẫn:

    Khối lượng cacbon có trong 1kg than trên là:

    m_{C} = 1.\frac{100 - 4}{100} = 0,96kg =
960\ gam

    \Rightarrow n_{C} = \frac{960}{12} = 80\
mol

    C + O2 \overset{t^{o}}{ightarrow} CO2

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nO2 = nCO2 \Rightarrow VO2 = 80.24,79 = 1983,2 lít = 1,9832 m3

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo