Luyện tập Ôn tập chủ đề 9 CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Polymer được chia thành mấy loại

    Theo nguồn gốc, polymer được chia thành mấy loại

    Hướng dẫn:

    Theo nguồn gốc, polymer được phân thành hai loại chính:

    Polymer thiên nhiên: có sẵn trong tự nhiên như tinh bột, cellulose (sợi tơ tằm, lông cừu), cao su thiên nhiên.

    Plymer tổng hợp: được tổng hợp bằng phương pháp hóa học. Ví dụ: PE, PP,…

  • Câu 2: Nhận biết
    Monomer được dùng để điều chế propylene

    Monomer được dùng để điều chế propylene là:

    Hướng dẫn:

    Monomer được dùng để điều chế propylene là

  • Câu 3: Thông hiểu
    Dấu hiệu để nhận biết protein

    Để nhận biết protein dựa vào dấu hiệu nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Dấu hiệu để nhận biết protein là đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng

  • Câu 4: Nhận biết
    Chất có phản ứng trùng hợp tạo nên PE

    Chất có phản ứng trùng hợp tạo nên PE là

    Hướng dẫn:

    Chất có phản ứng trùng hợp tạo nên PE là Ethylene

  • Câu 5: Nhận biết
    Thịt bò là loại thực phẩm

    Thịt bò là loại thực phẩm có chứa nhiều?

    Hướng dẫn:

    Thịt bò là loại thực phẩm có chứa nhiều protein.

  • Câu 6: Nhận biết
    Nhận xét hiện tượng

    Hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ dung dịch iodine vào một lát củ sắn (khoai mì) hoặc lát trái chuối xanh

    Hướng dẫn:

    Nhỏ dung dịch iodine vào một lát củ sắn (khoai mì) hoặc một lát trái chuối xanh thấy chúng chuyển sang màu xanh tím vì trong củ sắn (khoai mì) hoặc lát trái chuối xanh có tinh bột nên khi nhỏ dung dịch iodine vào thì thấy chúng chuyển sang màu xanh tím..

  • Câu 7: Thông hiểu
    Nội dung không chính xác

    Nội dung nào dưới đây không chính xác

    Hướng dẫn:

    Cao su có tính đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện, …

  • Câu 8: Thông hiểu
    Người bị tiểu đường phải hạn chế ăn trái cây chín ngọt

    Tại sao người bị tiểu đường phải hạn chế ăn trái cây chín ngọt?

    Hướng dẫn:

    Người bị tiểu đường phải hạn chế ăn trái cây chín ngọt vì trong trái cây chín ngọt chứa nhiều đường glucose

  • Câu 9: Thông hiểu
    Đun nóng dung dịch saccharose

    Khi đun nóng dung dịch saccharose với dung dịch acid, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do

    Hướng dẫn:

    Khi đun nóng dung dịch saccharose với dung dịch acid, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do saccharose bị thủy phân thành glucose và fructose phương trình thủy phân:

    C12H22O11 + H2O \overset{acid\ hoặc\ enzyme}{ightarrow} C6H12O6 + C6H12O6

                                                   Glucose              fructose

  • Câu 10: Vận dụng
    Nhận biết được cả 4 chất

    Có 4 gói bột trắng: glucose, saccharose, tinh bột bột, cellulose. Hãy chọn thuốc thử để có thể nhận biết được cả 4 chất trong các thuốc thử sau:

    Hướng dẫn:

    Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

    Để nhận biết các chất trong dãy trên ta sử dụng: H2O, dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch I2.

    Hòa tan các chất vào nước ta chia được thành 2 nhóm

    Nhóm I: chất nào tan là Glucose, saccharose

    Nhóm II: gồm các chất không tan: Tinh bột, Cellulose

    Cho mỗi dung dịch của Nhóm I tác dụng với AgNO3/NH3, đun nóng:

    + Tạo Ag \Rightarrow Glucose

    Phương trình hóa học

    C6H12O6 + Ag2O \overset{dd\
AgNO_{3/NH_{3}}}{ightarrow} C6H12O7 + 2Ag

    + Không tạo Ag \Rightarrow saccharose

    Cho từng chất nhóm 2 tác dụng với dung dịch I2:

    + Tạo hợp chất xanh tím\  \Rightarrow Tinh bột

    + Không hiện tượng \Rightarrow Cellulose

  • Câu 11: Vận dụng
    Giá trị của m

    Cho 36 gam glucose phản ứng với một lượng vừa đủ AgNO3 trong NH3 đun nóng, sau phản ứng thu được m gam khối lượng Ag. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    nglucose = 36 : 180 = 0,2 mol

    Phương trình hóa học:

    C6H12O6 + Ag2O \overset{dd\
AgNO_{3/NH_{3}}}{ightarrow} C6H12O7 + 2Ag

    0,2                                                    ightarrow 0,2 mol

    Theo phương trình phản ứng: nAg = 2.nglucose = 2.0,2 = 0,4 mol

    mAg = 0,4.108 = 43,2 gam

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Giá trị của m

    Hỗn hợp X gồm các triglyceride. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X, cần dùng vừa đủ 3,75 mol O2 thì thu được H2O và 2,7 mol CO2. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 50,4 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được glycerol và m gam muối. Giá trị của m là.

    Hướng dẫn:

    Đặt công thức của hỗn hợp X các triglixerit là (RCOO)3C3H5 : 0,05 (mol) (với R là giá trị trung bình)

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố O ta có:

    6nX + 2nO2 = nH2O + 2nCO2

    \Rightarrow 0,05.6 + 2.3,75 = nH2O

    \Rightarrow nH2O = 2,4 (mol)

    Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:

    mX = mCO2 + mH2O – mO2 = 2,7.44 + 2,4.18 – 3,75.32 = 42 gam

    MX = 42 : 0,05 = 840 gam/mol

    Xét 50,4 gam X phản ứng với NaOH

    nX = 50,4 : 840 = 0,06 mol

    Phương trình hóa học

    (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3

    0,06      →      0,18                            →  0,06           (mol)

    Bảo toàn khối lượng ta có:

    mX + mNaOH = mmuối­  + mC3H5(OH)3

    \Rightarrow 50,4 + 0,18.40 = mmuối + 0,06.92

    \Rightarrow mmuối = 52,08 (g)

  • Câu 13: Nhận biết
    Vai trò của vật liệu cốt

    Vật liệu cốt trong composite có vai trò

    Hướng dẫn:

    Vai trò của vật liệu nền: đảm bảo cho các thành phần cốt của composite liên kết với nhau nhằm tạo ra tính nguyên khối và thống nhất cho composite.

    Vai trò của vật liệu cốt: đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiết.

  • Câu 14: Vận dụng
    Thể tích monomer

    Thể tích monomer (đkc) cần dùng để sản xuất 70 tấn PE (H = 80%) gần với giá trị nào nhất sau đây?

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học

    nCH2=CH2 \overset{t^{o},p,\ xt}{ightarrow} (–CH2 – CH2–)n

    mPE = 70 tấn

    \Rightarrow mmonomer lí thuyết = mPE = 70 tấn

    Biết hiệu suất 80%

    \Rightarrow m_{monomer\ thực\ tế} =
70.\frac{100}{80} = \ 87,5\ tấn = 87,5.10^{6}\ gam

    \Rightarrow n_{C_{2}H_{4}} =
\frac{87,5.10^{6}}{28} = 3\ 125\ 000\ mol

    \Rightarrow V_{C_{2}H_{4}} = 3\ 125\
000.24,79 = 77468750\ L = \ 77468,75m^{3}

    VD

  • Câu 15: Vận dụng
    Giá trị của m

    Thủy phân 17,8 gam tristearin (C17H35COO)3C3H5 bằng 350 mL dung dịch KOH 0,2M thu được glycerol và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    ntristearin = 17,8 : 890 = 0,02 mol

    nKOH = 0,35.0,2 = 0,07 mol

    (C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3

    0,02 0,07 (mol)

    Xét tỉ lệ phương trình phản ứng

    \frac{n_{tristearin}}{1} =
\frac{0,02}{1}\mathbf{<}\frac{n_{KOH}}{3} =
\frac{0,07}{3}

    Vậy sau phản ứng chất rắn sau khi cô cạn còn lại là KOH và C17H35COOK

    nKOH dư = nKOH đề bài – nKOH phản ứng = 0,07 – 0,06 = 0,01 mol

    nC17H35COOK = 3.ntristearin = 0,02.3 = 0,06 mol

    \Rightarrow mchất rắn thu được = 0,01.56 + 0,06.322 = 19,88 gam

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo