Luyện tập Ôn tập chủ đề 7 CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chất thuộc loại hợp chất hữu cơ

    Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ?

    Hướng dẫn:

    Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, acid carbonic (H2CO3), muối carbonate, ….

    Ví dụ: CH4, C2H2, C6H6, CH3COOH, ....

    Hợp chất hữu cơ là CO2

  • Câu 2: Nhận biết
    Giải thích tính chất Ethylene

    Ethylene có nhiều tính chất khác với methane như: phản ứng cộng, trùng hợp,oxi hóa là do trong phân tử ankene có chứa:

    Hướng dẫn:

    Ethylene có nhiều tính chất khác với methane như: phản ứng cộng, trùng hợp,oxi hóa là do trong phân tử ankene có chứa liên kết π kém bền

  • Câu 3: Nhận biết
    Dãy gồm hydrocarbon

    Dãy các chất nào sau đây đều là hydrocarbon?

    Hướng dẫn:

    Hydrocarbon là hợp chất hữu cơ chỉ gồm hai nguyên tố carbon và hydrogen.

  • Câu 4: Nhận biết
    Đốt cháy các hợp chất hữu cơ

    Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ đều thấy tạo ra

    Hướng dẫn:

    Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ đều thấy tạo ra CO2

  • Câu 5: Nhận biết
    Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

    Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ?

    Hướng dẫn:

    Nhất thiết phải có carbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P

  • Câu 6: Nhận biết
    Thành phần chính của khí đồng hành

    Thành phần chính của khí đồng hành, khí dầu mỏ, khí ủ phân rác là:

    Hướng dẫn:

    Thành phần chính của khí đồng hành, khí dầu mỏ, khí ủ phân rác là CH4.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Số phát biểu đúng

    Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau:

    a) Methane và ethane cháy với oxygen tạo hơi nước và khí carbon dioxide.

    b) Khí methane có nhiều trong mỏ dầu.

    c) Methane và ethane đều phản ứng làm mất màu dung dịch bromine.

    d) Hỗn hợp gồm hai thể tích methane và một thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.

    Hướng dẫn:

    Chỉ có ethylene tác dụng với dung dịch bromine, làm nước bromine mất màu

    Phương trình hóa học:

    CH2 = CH2 + Br2 → BrCH2 – CH2Br

  • Câu 8: Thông hiểu
    Vì sao alkane được làm nhiên liệu

    Vì sao một số alkane được chọn dùng làm nhiên liệu?

    Hướng dẫn:

    Một số alkane được chọn làm nhiên liệu vì các alkane dễ cháy, khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

  • Câu 9: Vận dụng
    Lập công thức phân tử của A

    Hợp chất hữu cơ A gồm ba nguyên tố, có khối lượng phân tử bằng 46 amu. Phần trăm khối lượng của oxygen và hydrogen trong (A) lần lượt là 34,78% và 13,04%. Lập công thức phân tử của A.

    Hướng dẫn:

    Phần trăm khối lượng của carbon trong (A) là 100% - 34,78% - 13,04% = 52,18%

    Gọi công thức phân tử của A là CxHyOz

    Ta có:

    x:y:z =
\frac{52,18}{12}:\frac{13,04}{1}:\frac{34,78}{16} = 2:6:1

    \Rightarrow Công thức đơn giản nhất của A là C2H6O

    \Rightarrow Công thức phân tử của A có dạng (C2H6O)n

    Mà 46n = 46 → n = 1

    Vậy công thức phân tử của (A) là C2H6O.

  • Câu 10: Vận dụng
    Thể tích khí ethylene

    Để sản xuất được 280 kg polyethylene thì cần bao nhiêu lít khí ethylene (đkc)? Giả sử hiệu suất đạt 80%

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học:

    n{CH}_{2} = CH_{2}\overset{t^{o},\ xt,\
p}{ightarrow} - ( - CH_{2} - CH_{2}) -

    Áp dụng bảo toàn khối lượng có:

    methylene phản ứng = mpolyethylene tạo thành = 280 kg = 280 000 gam

    Do hiệu suất phản ứng là 80% nên lượng khí ethylene cần sử dụng là:

    V =
\frac{280.10^{3}}{28}\frac{100}{80}.24,79 = 309\ 875\ lít

  • Câu 11: Vận dụng
    Phần trăm thể tích các khí methane và ethylene

    Hỗn hợp X gồm methane và ethylene. Cho 4,958 lít X (đkc) lội qua dung dịch Br2 dư thì có 22,4 gam Br2 tham gia phản ứng. Phần trăm thể tích các khí methane và ethylene lần lượt trong X là

    Hướng dẫn:

    nX = nCH4 + nC2H4 = 4,958 : 24,79 = 0,2 (mol).

    nBr2 = 22,4 : 160 = 0,14 (mol).

    Chỉ có ethylene phản ứng với dung dịch bromine

    Phương trình phản ứng hóa học

    C2H4 + Br2 ightarrow C2H4Br2

    Theo phương trình hóa học ta có:

    \Rightarrow nC2H4 = nBr2 = 0,14 (mol

    \% V_{C_{2}H_{4}}\mathbf{= \ }\frac{\
0,14\ \ }{0,2}\mathbf{.}100\%\mathbf{=}70\%

    %VCH4 = 100% - 70% = 30%

  • Câu 12: Vận dụng
    Hóa chất nào có thể dùng để phân biệt

    Để nhận biết từng khí trong hỗn hợp khí gồm SO2; C2H4 và CH4. Hóa chất nào có thể dùng để phân biệt các khí trên?

    Hướng dẫn:

    Đánh số thứ tự (1), (2), (3) lần lượt vào các bình trên.

    Dẫn lần lượt khí ở ba bình trên vào dung dịch brom, khí nào làm mất màu dung dịch brom thì khí đó là C2H4.

    Phương trình phản ứng:

    C2H4 + Br2 → C2H4Br

    Vậy nhận biết được C2H4.

    Còn lại hai khí CH4 và SO2.

    2 khí còn lại vào dung dịch Ca(OH)2 dư, khí nào làm đục dung dịch Ca(OH)2 thì khí đó là SO2.

    Phương trình phản ứng:

    SO2 + Ca(OH)2 → SaCO3↓ + H2O

    Vậy nhận biết được SO2

    Khí còn lại là CH4

  • Câu 13: Vận dụng
    Xác định nhiệt lượng

    Một mol khí etilen cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt 1423 kJ. Vậy 0,2 mol etilen cháy tỏa ra một lượng nhiệt Q là bao nhiêu kJ ?

    Hướng dẫn:

    1 mol ethyne tạo ra 1423 kJ

    0,2 mol ethyne tạo ra \frac{0,2.1423}{1} = 284,6 kJ

  • Câu 14: Thông hiểu
    Nhiên liệu lỏng

    Nhiên liệu lỏng chủ yếu được dùng cho:

    Hướng dẫn:

    Nhiên liệu lỏng gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa...) và rượu (cồn). Nhiên liệu lỏng được dùng chủ yếu cho động cơ đốt trong, một phần nhỏ dùng để đun nấu và thắp sáng.

  • Câu 15: Nhận biết
    Dạng mạch carbon

    Nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch carbon là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch carbon là mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (20%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo