Luyện tập Phản xạ toàn phần CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Điền vào chỗ chấm

    Điền vào chỗ chấm: “Góc giới hạn cho hiện tượng phản xạ toàn phần phụ thuộc vào … của hai môi trường.”

    Hướng dẫn:

    Góc giới hạn cho hiện tượng phản xạ toàn phần phụ thuộc vào chiết suất của hai môi trường.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Góc tới i thích hợp thì có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần trong trường hợp

    Cho ba môi trường nước, thủy tinh, không khí. Cho biết trong trường hợp nào sau đây, dưới góc tới i thích hợp thì có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần:

    (1) Ánh sáng truyền từ nước sang không khí.

    (2) Ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh.

    (3) Ánh sáng truyền từ thủy tinh sang nước.

    Góc tới i thích hợp thì có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần trong trường hợp:

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra với hai điều kiện là:

    Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 với: n1 ≥ n2.

    Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn: i ≥ ith

    Góc tới i thích hợp thì có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần trong trường hợp:

     

    1) Ánh sáng truyền từ nước sang không khí.

    3) Ánh sáng truyền từ thủy tinh sang nước.

     

  • Câu 3: Nhận biết
    Hiện tượng phản xạ toàn phần

    Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi nào?

    Hướng dẫn:

    Khi ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất cao sang môi trường có chiết suất thấp và góc tới lớn hơn góc giới hạn. Phản xạ toàn phần xảy ra dưới điều kiện cụ thể này, khi ánh sáng hoàng toàn không thể khúc xạ vào môi trường có chiết suất thấp hơn và thay vào đó, được phản xạ toàn phần.

  • Câu 4: Vận dụng
    Góc tới hạn phản xạ toàn phần

    Nếu chiết suất của thủy tinh là 1,5 và không khí là 1, góc tới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng đi từ thủy tinh ra không khí là

    Hướng dẫn:

    Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần là:

    Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 với:

    n1 ≥ n2.

    Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn: i ≥ ith

    Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bởi công thức

    \sin i_{th} = \frac{n_{2}}{n_{1}} =
\frac{1}{1,5} \Rightarrow \ i_{th} = {41,8}^{0}

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định giá trị

    Ánh sáng đi từ một môi trường có siết suất n1 = 1,6 sang một môi trường có chiết suất n2 = 1,33. Để xảy ra phản xạ toàn phần, góc tới phải lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn, mà giá trị của nó là:

    Hướng dẫn:

    Góc giới hạn được xác định bởi biểu thức:

    \sin i_{th} = \frac{n_{2}}{n_{1}} = \
\frac{1,33}{1,6}\  \Rightarrow i_{th} = \arcsin\left( \frac{1,33}{1,6}
ight) = 56,23^{o}

  • Câu 6: Nhận biết
    Tia sáng đi từ môi trường nào dưới đây sẽ không thể tạo ra hiện tượng phản xạ toàn phần

    Tia sáng đi từ môi trường nào dưới đây sẽ không thể tạo ra hiện tượng phản xạ toàn phần khi gặp môi trường khác?

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất cao hơn sang môi trường có chiết suất thấp hơn.

    Vậy tia sáng từ không khí (n = 1,00) vào nước (n = 1,33) không thể tạo ra hiện tượng phản xạ toàn phần

  • Câu 7: Nhận biết
    Khi có hiện tượng phản xạ toàn phần

    Khi có hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra thì

    Hướng dẫn:

    Khi có hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra thì mọi tia tới đều phản xạ và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng

  • Câu 8: Thông hiểu
    Kết luận đúng

    Một chùm tia sáng hẹp truyền từ môi trường (1) chiết suất n1 tới mặt phẳng phân cách với môi trường (2) chiết suất n2 (n1 > n2). Nếu tia khúc xạ truyền gần sát mặt phân cách hai môi trường trong suốt thì có thể kết luận

    Hướng dẫn:

    Nếu tia khúc xạ truyền gần sát mặt phân cách hai môi trường trong suốt thì góc tới bằng góc phản xạ toàn phần

  • Câu 9: Nhận biết
    Nếu muốn có phản xạ toàn phần thì (các) điều kiện

     Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n1, tới mặt phân cách với môi trường có chiết suất n2 với góc tới i ≠ 0. Xét các điều kiện sau:

    (1) n2 > n1

    (2) n2 < n1

    (3) sini ≥ \frac{n_{2}}{n_{1}}

    (4) sini ≤ \frac{n_{2}}{n_{1}}

    Nếu muốn có phản xạ toàn phần thì (các) điều kiện là

    Hướng dẫn:

    Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần

    Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn: n1 > n2

    Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn: i ≥ ith với \sin i_{th} =
\frac{n_{2}}{n_{1}}

  • Câu 10: Thông hiểu
    Hình vẽ nào dưới đây đúng đường đi của tia sáng

    Một lăng kính thủy tinh có tiết diện là tam giác vuông cân được đặt trong không khí. Cho biết góc tới hạn khi ánh sáng truyền từ thủy tinh sang không khí là 42o. Chiếu tia sáng đến lăng kính như hình bên. Hình vẽ nào dưới đây đúng đường đi của tia sáng.

    Hướng dẫn:

    .

  • Câu 11: Vận dụng
    Hiện tượng phản xạ toàn phần

    Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường có chiết suất \sqrt{3} đến mặt phân cách với môi trường khác có chiết suất n. Để tia sáng tới gặp mặt phân cách hai môi trường dưới góc i ≥ 60° sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì chiết suất n phải thoả mãn điều kiện:

    Hướng dẫn:

    \sin i_{th} =
\frac{n_{2}}{n_{1}}\  \Longleftrightarrow \ \frac{n}{\sqrt{3}} =
\sin{60^{o}\  \Rightarrow n = \ \sqrt{3}\sin{60^{o}}} = 1,5

    Để góc tới i ≥ 60o luôn có phản xạ toàn phần thì n \leq 1,5

  • Câu 12: Thông hiểu
    Phát biểu sai

    Khi nói về hiện tượng phản xạ toàn phần. Phát biểu nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần là:

    Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 với:

    n1 > n2.

    Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn: i ≥ ith. Với

    \sin i_{th} = \frac{n_{2}}{n_{1}}

     

  • Câu 13: Nhận biết
    Sợi quang trong cáp quang ứng dụng

    Sợi quang trong cáp quang ứng dụng hiện tượng

    Hướng dẫn:

    Cáp quang là dây dẫn sáng ứng dụng phản xạ toàn phần để truyền tín hiệu trong thông tin và để nội soi trong y học.

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Giá trị lớn nhất của góc tới i để có phản xạ toàn phần tại K

    Một tấm thủy tinh mỏng, trong suốt, chiết suất n1 = 1,5 có tiết diện là hình chữ nhật ABCD (AB rất lớn so với AD) mặt đáy AB tiếp xúc với một chất lỏng có chiết suất n2 = \sqrt{2}. Chiếu tia sáng SI nằm trong mặt phẳng ABCD tới mặt AD sao cho tia tới nằm phía trên pháp tuyến ở điểm tới và tia khúc xạ trong thủy tinh gặp đáy AB ở điểm K. Giá trị lớn nhất của góc tới i để có phản xạ toàn phần tại K.

    Hướng dẫn:

    Góc tới hạn phản xạ toàn phần

    \sin i_{th} = \frac{n_{2}}{n_{1}} = \
\frac{\sqrt{2}}{1,5}\  \Rightarrow i_{th} = 70,53^{o}

    Để tại K xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì

    i1 ≥ ith = 70,53o

    i1 min = 70,53o

    Từ hình vẽ trên:

    r max = 90o – i1 min = 90o = 70,53o = 19,47o

    Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng tại I ta có:

    1. sini = n1 sinr max \Rightarrow sin imax = 1,5 sin(19,47) \approx 0,5 \Rightarrow imax = 30o

  • Câu 15: Nhận biết
    Góc khúc xạ

    Một tia sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác dọc theo pháp tuyến của mặt phân cách thì góc khúc xạ là

    Hướng dẫn:

    Tia tới dọc theo pháp tuyến của mặt phân cách cho tia ló truyền thẳng

     n1sin i = n2sin r, khi i = 0 thì r = 0

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo