Luyện tập Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Vì sao ban ngày hầu hết lá cây ngoài đường có màu xanh

    Vì sao ban ngày hầu hết lá cây ngoài đường có màu xanh?

    Hướng dẫn:

    Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu xanh vì chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm sáng của Mặt Trời. Trong đêm tối, ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến chúng và chúng chẳng có gì để tán xạ. 

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chọn phát biểu sai

    Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?

    Hướng dẫn:

    Ánh sáng mặt trời là hỗn hợp của nhiều ánh sáng ⇒ Ánh sáng do Mặt Trời phát ra là ánh sáng trắng.

  • Câu 3: Nhận biết
    Công dụng của tấm lọc màu

    Tấm lọc màu có công dụng

    Hướng dẫn:

    Tấm lọc màu có công dụng chọn màu ánh sáng truyền qua trùng với màu tấm lọc.

  • Câu 4: Nhận biết
    Xác định nguồn phát ra ánh sáng trắng

    Nguồn sáng nào dưới đây phát ánh sáng trắng?

    Hướng dẫn:

    Các đèn có dây tóc nóng sáng như bóng đèn pha ô tô, xe máy hoặc bóng đèn pin đều là nguồn phát ánh sáng trắng.

  • Câu 5: Vận dụng
    Về mùa hè ban ngày khi ra đường phố

    Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối

    Hướng dẫn:

    Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối hấp thụ nhiều ánh sáng nên cảm thấy nóng.

  • Câu 6: Nhận biết
    Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất

    Lăng kính là một khối trong suốt, đồng chất

    Hướng dẫn:

    - Lăng kính là một khối trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa, ...) thường có dạng lăng trụ tam giác.

    - Các phần tử của lăng kính gồm: cạnh, đáy, hai mặt bên. 

  • Câu 7: Thông hiểu
    Màu của các chùm ánh sáng đi qua tấm lọc

    Chiếu lần lượt một chùm ánh sáng trắng và một chùm ánh sáng màu xanh qua một tấm lọc màu xanh. Các chùm ánh sáng đi qua tấm lọc có màu:

    Hướng dẫn:

    Ta có: 

    - Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu ta sẽ thu được ánh sáng có màu của tấm lọc.

    - Chiếu ánh sáng màu qua một tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng vẫn có màu đó.

    ⇒ Chiếu lần lượt một chùm ánh sáng trắng và một chùm ánh sáng màu xanh qua một tấm lọc màu xanh. Các chùm ánh sáng đi qua tấm lọc có màu xanh.

  • Câu 8: Nhận biết
    Khi chiếu ánh sáng trắng vào lăng kính

    Khi chiếu chùm tia sáng màu vàng vào lăng kính thì

    Hướng dẫn:

    Ánh sáng đơn sắc không bị đổi màu khi đi qua lăng kính → tia ló vẫn có màu vàng.

  • Câu 9: Nhận biết
    Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng

    Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào

    Hướng dẫn:

    Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào màu của ánh sáng.

  • Câu 10: Vận dụng cao
    Tính bề rộng của dải quang phổ dưới đáy bể

    Một bể nước sâu 1,2m. Một chùm ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt nước dưới góc tới i sao cho sin i = 0,8. Chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,331 và đối với ánh sáng tím là 1,343. Bề rộng của dải quang phổ dưới đáy bể là:

    Hướng dẫn:

    Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:

    sin i = nsin r → \left\{\begin{array}{l}\sin\;{\mathrm r}_{\mathrm đ}=\frac{\sin\;\mathrm i}{{\mathrm n}_{\mathrm đ}}=\frac{0,8}{1,331}=0,601\\\sin\;{\mathrm r}_{\mathrm t}\;=\frac{\sin\;\mathrm i}{{\mathrm n}_{\mathrm t}}=\frac{0,8}{1,343}=0,597\end{array}ight.ightarrow\left\{\begin{array}{l}{\mathrm r}_{\mathrm đ}=36,945^\circ\\{\mathrm r}_{\mathrm t}=36,561^\circ\end{array}ight.

    Ta có:

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm L}_{\mathrm đ}=\tan\;{\mathrm r}_{\mathrm đ}\;.\mathrm h=\tan36,945^\circ.1,2=\;0,90246\;\mathrm m\\{\mathrm L}_{\mathrm t}\;=\;\tan\;{\mathrm r}_{\mathrm t}\;.\mathrm h\;=\;\tan36,561^\circ.1,2=\;0,8899\;\mathrm m\end{array}ight.

    Bề rộng của dải quang phổ dưới đáy bể:

    L = Lđ − Lt = 0,9024 − 0,8899 = 0,01256 m = 1,256 cm

  • Câu 11: Thông hiểu
    Khi nhìn thấy vật màu đen

    Khi nhìn thấy vật màu đen thì ánh sáng nào đã đi vào mắt ta?

    Hướng dẫn:

    Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

  • Câu 12: Vận dụng
    Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng

    Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy gì?

    Hướng dẫn:

    Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy có màu vàng vì sự trộn ánh sáng của hai màu lục và đỏ cho ra màu vàng.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Phát biểu đúng về các tia khúc xạ khi đi qua lăng kính

    Phát biểu nào sau đây về các tia khúc xạ khi đi qua lăng kính là đúng? Chiếu một chùm ánh sáng trắng, hẹp qua lăng kính thì

    Hướng dẫn:

    Chiếu một chùm ánh sáng trắng tới lăng kính, sau khi qua lăng kính tia tím lệch nhiều nhất, tia đỏ lệch ít nhất.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Chọn phát biểu đúng:

    Hướng dẫn:

    - Đèn laser có nhiều loại màu khác nhau: đỏ, xanh, ...

    - Ánh sáng do đèn pha ô tô phát ra có thể là ánh sáng trắng nữa.

    - Một số nguồn như đèn laser, đèn LED, đèn neon,... phát ra ánh sáng màu.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai

    Tìm phát biểu sai.

    Mỗi ánh sáng đơn sắc

    Hướng dẫn:

    - Ánh sáng có một màu nhất định gọi là ánh sáng đơn sắc.

    - Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi qua lăng kính mà chỉ bị lệch đường về phía đáy lăng kính.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo