Luyện tập Biểu diễn số liệu ghép nhóm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Cho bảng tần số ghép nhóm về khối lượng (đơn vị: gam) của cà rốt như sau:

    Khối lượng

    [70; 80)

    [80; 90)

    [90; 100)

    [100; 110)

    [110; 120)

    Tần số

    3

    6

    12

    5

    4

    Nhóm số liệu nào có tần số nhỏ nhất?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    Tần số nhỏ nhất bằng 3 thuộc nhóm số liệu [70; 80).

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chọn công thức đúng

    Sau khi thống kê độ dài (đơn vị: centimét) của 60 là dương xỉ trưởng thành, người ta có bảng tần số ghép nhóm như sau:

    Độ dài

    [10; 20)

    [20; 30)

    [30; 40)

    [40; 50)

    Tần số

    6

    18

    24

    12

    Tần số tương đối của nhóm [30; 40) là:

    Hướng dẫn:

    Tần số của nhóm lá dương sỉ cao [30;40) centimet là 24 trong tổng số 60 lá dương sỉ.

    Nên tần số tương đối của nhóm [30;40) là: 24 : 60 = 40%.

  • Câu 3: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Thống kê số lần truy cập internet trong một tuần của một nhóm người được ghi chép như bảng sau:

    Số lần truy cập

    [30; 40)

    [40; 50)

    [50; 60)

    [60; 70)

    [70; 80)

    [80; 90)

    Số người

    5

    6

    6

    4

    7

    2

    Có bao nhiêu người có số lần truy cập là 90 lần trong một tuần?

    Hướng dẫn:

    Trong 5 nhóm số liệu của bảng, không có giá trị nào chứa giá trị 90.

  • Câu 4: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Thời gian chạy cự li 100 mét của các học sinh trong một lớp được cho như bảng dưới:

    Thời gian (giây)

    [13; 15)

    [15; 17)

    [17; 19)

    [19; 21)

    Số học sinh

    2

    15

    21

    2

    Giá trị đại diện của nhóm [17; 19) là:

    Hướng dẫn:

    Giá trị đại diện của nhóm [17; 19) là: x
= \frac{17 + 19}{2} = 18

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Biểu đồ bên dưới biểu diễn tỉ lệ đại biểu tham dự hội nghị theo độ tuổi.

    Biết rằng có 54 đại biểu từ 25 đến 35 tuổi. Hỏi có bao nhiêu đại biểu tham dự hội nghị?

    Hướng dẫn:

    Có 54 đại biểu từ 25 đến 35 tuổi tham dự hội nghị, số đại biểu thuộc nhóm đó chiếm 33,75%.

    Khi đó:

    33,75\% = \frac{54}{n}.100\% \Rightarrow
n = \frac{54}{33,75}.100 = 160

    Vậy có tất cả 160 đại biểu tham dự hội nghị.

  • Câu 6: Vận dụng
    Ghi đáp án vào ô trống

    Bác Sơn thống kê chiều cao của một cây quế ở một khoảng rừng vào bảng dưới đây (đơn vị: mét). Do sơ suất nên bác Sơn ghi thiếu một số số liệu. Hãy giúp bác Sơn hoàn thành bảng thống kê.

    Chiều cao

    [7;8)

    [8;9)

    [9;10)

    Tần số

    48

    24

    8

    Tần số tương đối ghép nhóm (%)

    60

    30

    10

    Đáp án là:

    Bác Sơn thống kê chiều cao của một cây quế ở một khoảng rừng vào bảng dưới đây (đơn vị: mét). Do sơ suất nên bác Sơn ghi thiếu một số số liệu. Hãy giúp bác Sơn hoàn thành bảng thống kê.

    Chiều cao

    [7;8)

    [8;9)

    [9;10)

    Tần số

    48

    24

    8

    Tần số tương đối ghép nhóm (%)

    60

    30

    10

    Các nhóm số liệu là: [7; 8); [8; 9); [9; 10)

    Tổng số cây được thống kê là: n =
\frac{24}{30\%}.100\% = 80

    Tần số tương đối ứng với tần số bằng 8 là: \frac{8.100\%}{80} = 10\%

    Tổng các tần số bằng 80 nên tần số ứng với nhóm số liệu [7; 8) là: 80 - 8 - 24 = 48

    Tổng các tần số tương đối bằng 100% nên tần số ứng với nhóm số liệu [7; 8) là:

    100\% - 30\% - 10\% =
60\%

    Ta có bảng tần số, tần số tương đối như sau:

    Chiều cao

    [7; 8)

    [8; 9)

    [9; 10)

    Tần số

    48

    24

    8

    Tần số tương đối ghép nhóm (%)

    60

    30

    10

  • Câu 7: Thông hiểu
    Ghi đáp án vào ô trống

    Xét mẫu số liệu ghép nhóm có bảng tần số ghép nhóm được cho ở bảng sau. Em hãy tính tần số tương đối ứng với từng nhóm rồi ghi đáp án vào ô trống?

    Nhóm

    [10; 15)

    [15; 20)

    [20; 25)

    [25; 30)

    [30; 35)

    Tần số

    4

    12

    7

    8

    9

    Tần số tương đối ghép nhóm (%)

    10

    30

    17,5

    20

    22,5

    Đáp án là:

    Xét mẫu số liệu ghép nhóm có bảng tần số ghép nhóm được cho ở bảng sau. Em hãy tính tần số tương đối ứng với từng nhóm rồi ghi đáp án vào ô trống?

    Nhóm

    [10; 15)

    [15; 20)

    [20; 25)

    [25; 30)

    [30; 35)

    Tần số

    4

    12

    7

    8

    9

    Tần số tương đối ghép nhóm (%)

    10

    30

    17,5

    20

    22,5

    Ta có N = 40

    Tần số tương đối của các nhóm lần lượt là:

    f_{1} = \frac{4.100\%}{40} =
10\%

    f_{2} = \frac{12.100\%}{40} =
30\%

    f_{3} = \frac{7.100\%}{40} =
17,5\%

    f_{4} = \frac{8.100\%}{40} =
20\%

    f_{5} = \frac{9.100\%}{40} =
22,5\%

    Hoàn thành bảng số liệu như sau:

    Nhóm

    [10; 15)

    [15; 20)

    [20; 25)

    [25; 30)

    [30; 35)

    Tần số

    4

    12

    7

    8

    9

    Tần số tương đối ghép nhóm (%)

    10

    30

    17,5

    20

    22,5

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính tần số tương đối

    Điểm thi giữa kì môn Tiếng Anh lớp 9A biểu diễn bởi biểu đồ sau:

    Lớp 9A có số học sinh có điểm thuộc nhóm [7; 8,5) chiếm 50% tổng số học sinh cả lớp. Số học sinh có điểm thuộc nhóm [8,5; 10) bằng 50% số học sinh số học sinh có điểm thuộc nhóm [7; 8,5), số học sinh có điểm thuộc nhóm [4; 5,5) chiếm 12,5% tổng số học sinh cả lớp. Biết số học sinh có điểm thuộc nhóm [5,5; 7) là 5 học sinh.

    Sĩ số học sinh của lớp 9A là:

    Hướng dẫn:

    Do số học sinh có điểm thuộc nhóm [8,5; 10) bằng 50% số học sinh số học sinh có điểm thuộc nhóm [7; 8,5)

    => Tần số của học sinh có điểm thuộc nhòm [8,5; 10) là 50% . 50% = 25%.

    Số học sinh có điểm thuộc nhóm [5,5; 7) chiếm số phần trăm là:

    100% - 50% - 25% - 12,5% = 12,5%

    Có 5 học sinh thuộc nhóm [5,5; 7) nên số học sinh cả lớp là:

    5:12,5\% = 40 (học sinh)

    Vậy sĩ số lớp 9A là 40 học sinh.

  • Câu 9: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Thời gian chạy cự li 100 mét của các học sinh trong một lớp được cho như bảng dưới:

    Thời gian (giây)

    [13; 15)

    [15; 17)

    [17; 19)

    [19; 21)

    Số học sinh

    2

    15

    21

    2

    Nhóm số liệu thứ hai là nhóm nào?

    Hướng dẫn:

    Có 4 nhóm số liệu là: [13; 15], [15; 17], [17; 19], [19; 21].

    Nhóm số liệu thứ hai là [15; 17].

  • Câu 10: Vận dụng
    Chọn đáp án đúng

    Biểu đồ cột bên dưới mô tả tuổi thọ (đơn vị: nghìn giờ) của 100 chiếc bóng đèn dây tóc trong một lô sản xuất.

    Một bóng đèn được cho là thuộc loại I nếu có tuổi thọ từ 1500 giờ trở lên. Hỏi có bao nhiêu bóng đèn thuộc loại I trong số các bóng đèn được thống kê?

    Hướng dẫn:

    Bảng tần số tương đối ghép nhóm:

    Tuổi thọ (nghìn giờ)

    [1; 1,25)

    [1,25; 1,5)

    [1,5; 1,75)

    [1,75; 2)

    Tần số tương đối %

    18

    21

    56

    5

    Tần số của các nhóm lần lượt là:

    m_{1} = 100.\frac{18}{100} =
18

    m_{2} = 100.\frac{21}{100} =
21

    m_{3} = 100.\frac{56}{100} =
56

    m_{4} = 100.\frac{5}{100} =
5

    Bảng tần số ghép nhóm

    Tuổi thọ (nghìn giờ)

    [1; 1,25)

    [1,25; 1,5)

    [1,5; 1,75)

    [1,75; 2)

    Tần số

    18

    21

    56

    5

    Số bóng đèn thuộc loại I là: 56 + 5 = 61 (bóng đèn)

  • Câu 11: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Thống kê số lần truy cập internet trong một tuần của một nhóm người được ghi chép như bảng sau:

    Số lần truy cập

    [30; 40)

    [40; 50)

    [50; 60)

    [60; 70)

    [70; 80)

    [80; 90)

    Số người

    5

    6

    6

    4

    7

    2

    Số người tham gia khảo sát là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Số người tham gia khảo sát là: n = 5 + 6 + 6 + 4 + 7 + 2 = 30 (người)

  • Câu 12: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cho bảng tần số ghép nhóm về tuổi thọ của một số ong mật cái như sau

    Tuổi thọ (ngày)

    [30; 40)

    [40; 50)

    [50; 60)

    Tần số

    12

    23

    15

    Có bao nhiêu phần trăm số ong có tuổi thọ từ 40 đến dưới 50 ngày?

    Hướng dẫn:

    Tổng số ong là: 12 + 23 + 15 = 50

    Tần số tương đối của nhóm từ 40 đến dưới 50 là:

    f_{4} = \frac{23}{50}.100\% =
46\%

    Vậy có 46% số ong có tuổi thọ từ 40 đến dưới 50 ngày.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính tần số tương đối ghép nhóm

    Người ta tiến hành phỏng vấn 40 người về một mẫu sản phẩm mới. Người điều tra yêu cầu mỗi người được phỏng vấn cho điểm mẫu sản phẩm đó theo thang điểm là 100. Kết quả thống kê là như sau

    50

    73

    75

    75

    55

    90

    65

    79

    62

    70

    52

    75

    72

    78

    85

    99

    64

    70

    55

    78

    71

    78

    87

    75

    71

    70

    69

    79

    85

    75

    77

    70

    60

    75

    80

    73

    82

    75

    81

    72

    Ghép các số liệu thành năm nhóm như sau: [50; 60); [60; 70); [70;80); [80;90); [90; 100).

    Tần số tương đối ghép nhóm của nhóm [50; 60) là:

    Hướng dẫn:

    Tần số ghép nhóm của nhóm [50; 60) là 4

    Tần số tương đối ghép nhóm của nhóm [50;60) là \frac{4.100\%}{40} = 10\%

  • Câu 14: Nhận biết
    Chọn công thức đúng

    Sau khi thống kê độ dài (đơn vị: centimét) của 60 là dương xỉ trưởng thành, người ta có bảng tần số ghép nhóm như sau:

    Độ dài

    [10; 20)

    [20; 30)

    [30; 40)

    [40; 50)

    Tần số

    6

    18

    24

    12

    Tần số của nhóm [40; 50) là:

    Hướng dẫn:

    Dựa vào bảng ta thấy nhóm [40;50) có tần số là 12.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tính tần số tương đối

    Cho bảng kiểm tra khối lượng (đơn vị: gam) của cà rốt trong diện kiểm định được ghi lại như sau:

    90

    73

    88

    93

    101

    104

    111

    95

    78

    96

    86

    97

    82

    90

    110

    103

    92

    81

    75

    112

    117

    101

    96

    97

    87

    109

    90

    83

    95

    95

    Các số liệu được chia thành 5 nhóm sau: [70; 80), [80; 90), [90; 100), [100; 110), [110; 120). Tần số tương đối của nhóm [80; 90) bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Tần số của nhóm [80; 90) là: 6

    Cỡ mẫu n = 30

    Tần số tương đối của nhóm [80; 90) bằng

    f_{2} = \frac{m_{2}}{n}.100\% =
\frac{6}{30}.100\% = 20\%

  • Câu 16: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Một doanh nghiệp sản xuất xe ô tô khảo sát lượng xăng tiêu thụ trên 100km của một số loại xe ô tô trên thị trường. Kết quả khảo sát được biểu diễn trong biểu đồ bên dưới:

    Tần số tương đối của số lượng xe ô tô tiêu thụ lượng xăng lớn hơn hoặc bằng 5 và nhỏ hơn 5,5 là

    Hướng dẫn:

    Tần số tương đối của số lượng xe ô tô tiêu thụ lượng xăng lớn hơ hoặc bằng 5 và nhỏ hơn 5,5 là 34%.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Tính tần số tương đối

    Điểm thi giữa kì môn Tiếng Anh lớp 9A biểu diễn bởi biểu đồ sau:

    Lớp 9A có số học sinh có điểm thuộc nhóm [7; 8,5) chiếm 50% tổng số học sinh cả lớp. Số học sinh có điểm thuộc nhóm [8,5; 10) bằng 50% số học sinh số học sinh có điểm thuộc nhóm [7; 8,5), số học sinh có điểm thuộc nhóm [4; 5,5) chiếm 12,5% tổng số học sinh cả lớp. Biết số học sinh có điểm thuộc nhóm [5,5; 7) là 5 học sinh.

    Tần số tương đối của số học sinh có điểm từ 8,5 điểm trở lên là

    Hướng dẫn:

    Do số học sinh có điểm thuộc nhóm [8,5; 10) bằng 50% số học sinh số học sinh có điểm thuộc nhóm [7; 8,5)

    => Tần số của học sinh có điểm thuộc nhòm [8,5; 10) là 50% . 50% = 25%.

  • Câu 18: Nhận biết
    Chọn biểu đồ thích hợp

    Số tiền (đơn vị: triệu đồng) chi tiêu cho tiền học phí trong một tháng của 20 hộ gia đình được thống kê bảng sau:

    Số tiền (triệu đồng)

    [0; 1)

    [1; 2)

    [2; 3)

    [3; 4)

    Tần số tương đối

    15%

    23,3%

    26%

    35,7%

    Đâu là biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm của nhóm dữ liệu trên:

    Hướng dẫn:

    Biểu đồ mô tả tần số tương đối ghép nhóm của bảng dữ liệu:

    + Cột ngang biểu diễn giá trị đại diện cho các nhóm số liệu.

    + Cột đứng thể hiện tần số tương đối.

    Vậy biểu đồ cần tìm là:

  • Câu 19: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Thời gian chạy cự li 100 mét của các học sinh trong một lớp được cho như bảng dưới:

    Thời gian (giây)

    [13; 15)

    [15; 17)

    [17; 19)

    [19; 21)

    Số học sinh

    2

    15

    21

    2

    Thời gian hoàn thành của bạn Tuấn là 22 giây. Vậy thời gian chạy của Tuấn nằm ở nhóm số liệu nào?

    Hướng dẫn:

    Thời gian hoàn thành của bạn Tuấn là 22 giây.

    Trong 4 nhóm số liệu của bảng, không có nhóm nào chứa giá trị 22.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Tính tần số tương đối

    Bảng dưới đây ghi lại cự li ném tạ (đơn vị: mét) của một vận động viên sau tập huấn:

    Cự li (m)

    [20; 20,2)

    [20,2; 20,4)

    [20,4; 20,6)

    [20,6; 20,8)

    [20,8; 21)

    [21; 21,2)

    Tần số

    1

    2

    4

    5

    3

    1

    Tần số tương đối của số lần vận động viên ném từ 20,8 m trở lên sau khi tập huấn là:

    Hướng dẫn:

    Tần số của số lần vận động viên ném từ 20,8 m trở lên sau khi tập huấn là:

    3 + 1 = 4 (lần)

    Tổng số lần ném (cỡ mẫu) là: 16 lần

    Tần số tương đối của số lần vận động viên ném từ 20,8 m trở lên sau khi tập huấn là: \frac{4.100\%}{16} =
25\%

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (45%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (15%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo