Luyện tập Các số đặc trưng đo độ phân tán (Dễ)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng.

    Xét mẫu số liệu gồm 10 số dương phân biệt. Thực hiện nhân 2 với tất cả số liệu trong mẫu. Chọn kết luận đúng về khoảng biến thiên.

    Hướng dẫn:

    Giả sử các số liệu trong mẫu là: a_{1};a_{2};...;a_{10} đã sắp xếp theo thứ tự không giảm.

    Khoảng biến thiên: R_{1} = a_{10} -
a_{1}.

    Nhân hai với tất cả các số liệu: 2a_{1};2a_{2};...;2a_{10}.

    Khoảng biến thiên: R_{2} = 2a_{10} -
2a_{1} = 2(a_{10} - a_{1}).

    Suy ra R_{2} = 2R_{1}.

  • Câu 2: Vận dụng
    Tìm giá trị bất thường

    Hình dưới thống kê tỉ lệ phần trăm thất nghiệp ở một số quốc gia:

    Hãy tìm giá trị bất thường (nếu có) của mẫu số liệu.

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp các giá trị theo thứ tự không giảm:

    3,2 3,6 4,4 4,5 5,0 5,4 6,0 6,7 7,0 7,2 7,7 7,8 8,4 8,6 8,7

    Từ mẫu số liệu ta tính được: Q_{2} =
6,7Q_{1} = 4,5, Q_{3} = 7,8.

    Suy ra \Delta_{Q} = Q_{3} - Q_{1} = 7,8 -
4,5 = 3,3.

    Ta có: Q_{1} - 1,5\Delta_{Q} = 4,5 -
1,5.3,3 = - 0,45.

    Ta có: Q_{3} + 1,5\Delta_{Q} = 7,8 +
1,5.3,3 = 12,75.

    Ta thấy không có số liệu nào nhỏ hơn -
0,45 và lớn hơn 12,75 nên mẫu không có giá trị bất thường.

  • Câu 3: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng.

    Người ta phân tích thuế mặt hàng A tại 30 tỉnh một quốc gia và tính được: Q_{1} =
26,Q_{2} = 60,Q_{3} = 100. Giá trị nhỏ nhất bằng 20, giá trị lớn nhất bằng 120. Chọn kết luận đúng.

    Hướng dẫn:

    Khoảng tứ phân vị \Delta_{Q} = Q_{3} -
Q_{1} = 100 - 26 = 74.

    Khoảng biến thiên R = 120 - 20 =
100.

    Ý nghĩa của khoảng tứ phân vị được thể hiện ở hình ảnh bên dưới:

    Như vậy có khoảng 75% số tỉnh có thuế mặt hàng A lớn hơn 26.

  • Câu 4: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng

    Một công ty sử dụng dây chuyền X để đóng xi măng với khối lượng mong muốn là 5 kg. Trên bao bì ghi khối lượng là 5 \pm 0,2 (kg). Bên cạnh đó, công ty cũng sử dụng dây chuyền Y để đóng gói xi măng với khối lượng chính xác là 20 kg. Trên bao bì ghi thông tin khối lượng là 20 \pm 0,5 kg. Chọn kết luận đúng.

    Hướng dẫn:

    Sai số tương đối của dây chuyền X: \delta_{1} \leq \frac{0,2}{5} = 0,04 =
4\%.

    Sai số tương đối của dây chuyền Y: \delta_{2} \leq \frac{0,5}{20} = 0,025 =
2,5\%.

    Như vậy dây chuyền Y đóng gói tốt hơn do có sai số tương đối nhỏ hơn.

  • Câu 5: Vận dụng
    Tìm phương sai

    Bảng dưới đây thể hiện sản lượng lúa (đơn vị: tạ) của một số thửa ruộng:

    Tính phương sai của mẫu số liệu.

    Hướng dẫn:

    Số trung bình của mẫu là:

    \overline{x} =\frac{1.4 + 3.4,5 +
4.5 + 1.5,5 + 1.6}{1 + 3 + 4 + 1 + 1} = 4,9.

    Phương sai:

    s^{2} = \frac{(4 - 4,9)^{2} + 3.(4,5 - 4,9)^{2} + 4(5 -
4,9)^{2} + (5,5 - 4,9)^{2} + (6 - 4,9)^{2}}{10} = 0,29.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tìm giá trị bất thường

    Tìm giá trị bất thường của mẫu số liệu: 8 50 6 4 2

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp mẫu theo thứ tự không giảm: 2 4 6 8 50

    Số liệu chính giữa là 6 nên Q_{2} =
6.

    Trung vị của mẫu số liệu 2 4 là Q_{1} =
\frac{2 + 4}{2} = 3.

    Trung vị của mẫu số liệu 8 50 là Q_{3} =
\frac{8 + 50}{2} = 29.

    Khoảng tứ phân vị là \Delta_{Q} = 29 - 3
= 26.

    Ta có: Q_{1} - 1,5\Delta Q = 3 - 1,5.26 =
- 36.

    Ta có: Q_{3} + 1,5\Delta Q = 29 + 1,5.26
= 68.

    Không có giá trị nào trong mẫu nhỏ hơn -36 và lớn hơn 68. Vậy mẫu không có giá trị bất thường.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính độ lệch chuẩn

    Bảng dưới đây là nhiệt độ của một thành phố (đơn vị: độ C).

    Tính độ lệch chuẩn của mẫu số liệu về nhiệt độ.

    Hướng dẫn:

    Số trung bình là: \overline{x} = \frac{18 + 19 + 20 + 23 + 25 + 26 + 22 +
20}{8} = 21,625.

    Tính được phương sai là: s^{2} =
\frac{463}{64}.

    Độ lệch chuẩn là \sqrt{s^{2}} =
\sqrt{\frac{463}{63}} = \frac{\sqrt{463}}{8}.

  • Câu 8: Nhận biết
    Tính phương sai

    Cho mẫu số liệu: 10; 8; 6; 2; 4. Tính phương sai của mẫu.

    Hướng dẫn:

    Số trung bình là \overline{x} = \frac{10 + 8 + 6 + 2 + 4}{5} = 6.

    Phương sai là s^{2} = \frac{(10 - 6)^{2} + (8 - 6)^{2} + (6 - 6)^{2} +
(2 - 6)^{2} + (4 - 6)^{2}}{5} =
8.

  • Câu 9: Vận dụng
    Chọn khẳng định đúng.

    Chọn khẳng định đúng.

    Hướng dẫn:

    Khẳng định đúng là:

    Khoảng biến thiên chỉ sử dụng thông tin của giá trị lớn nhất và bé nhất, bỏ qua thông tin các giá trị còn lại.

  • Câu 10: Nhận biết
    Tính khoảng biến thiên

    Câu lạc bộ Liverpool đạt được điểm số tại giải Ngoại hạng Anh từ mùa giải 2010-2011 đến mùa 2018-2019 như sau: 75 82 87 50 93 70 72 66 67.

    Khoảng biến thiên điểm số là:

    Hướng dẫn:

    Khoảng biến thiên là R = 93 - 50 =
43.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tìm giá trị bất thường

    Tìm các giá trị bất thường của mẫu số liệu:

    5 6 19 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 48 49

    Hướng dẫn:

    Mẫu số liệu đã được sắp xếp theo thứ tự không giảm.

    Giá trị chính giữa là 27 nên Q_{2} =
27.

    Giá trị chính giữa của mẫu 5 6 19 21 22 23 24 25 26 là 22 nên Q_{1} = 22.

    Giá trị chính giữa của mẫu 28 29 30 31 32 33 34 48 49 là 32 nên Q_{3} = 32.

    Khoảng tứ phân vị \Delta_{Q} = 32 - 22 =
10.

    Ta có: Q_{1} - 1,5\Delta_{Q} = 22 - 1,5.10 = 7.

    Ta co: Q_{3} - 1,5\Delta_{Q} = 32 + 1,5.10 = 47.

    Ta thấy có giá trị 5 và 6 nhỏ hơn 7 nên đây là 2 giá trị bất thường.

    Ta thấy có 48 và 49 là hai giá trị lớn hơn 47 nên đây là 2 giá trị bất thường.

  • Câu 12: Nhận biết
    Tìm khoảng tứ phân vị

    Tìm khoảng tứ phân vị mẫu số liệu điểm của một nhóm học sinh lớp 10:

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 4 5 5 6 7 7 7 8 8 9 9 10.

    Hai số liệu chính giữa là 7 và 7 nên Q_{2} = \frac{7 + 7}{2} = 7.

    Trung vị của mẫu số liệu 4 5 5 6 7 7 chính là Q_{1} = \frac{5 + 6}{2} = 5,5.

    Trung vị của mẫu số liệu 7 8 8 9 9 10 chính là Q_{3} = \frac{8 + 9}{2} = 8,5.

    Khoảng tứ phân vị \Delta_{Q} = Q_{3} -
Q_{1} = 8,5 - 5,5 = 3.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tìm độ lệch chuẩn

    Biểu đồ dưới đây thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2021. Tính độ lệch chuẩn của mẫu số liệu.

    Hướng dẫn:

    Số trung bình của mẫu là:

    \overline{x} = \frac{5,98 + 6,68 + 6,21 + 6,81 + 7,08 + 7,02 +
2,91 + 2,58}{8} =
5,65875

    Từ đó tính được phương sai: s^{2} =
2,96.

    Suy ra độ lệch chuẩn: \sqrt{s^{2}} =
1,72.

  • Câu 14: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng.

    Xét mẫu số liệu gồm 10 số dương phân biệt. Thực hiện cộng 2 với tất cả số liệu trong mẫu. Chọn kết luận đúng về khoảng biến thiên.

    Hướng dẫn:

    Giả sử các số liệu trong mẫu là: a_{1};a_{2};...;a_{10} đã sắp xếp theo thứ tự không giảm.

    Khoảng biến thiên: R_{1} = a_{10} -
a_{1}.

    Cộng hai với tất cả các số liệu: a_{1} +
2;a_{2} + 2;...;a_{10} + 2.

    Khoảng biến thiên: R_{2} = (a_{10} + 2) -
(a_{1} + 2 ) = a_{10} -
a_{1}.

    Suy ra R_{2} = R_{1}.

  • Câu 15: Nhận biết
    Xác định khoảng biến thiên

    Xác định khoảng biến thiên R của mẫu số liệu: 6 5 3 7 8 10 15.

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 3 5 6 7 8 10 15.

    Suy ra khoảng biến thiên R = 15 - 3 =
12.

  • Câu 16: Nhận biết
    Tính độ lệch chuẩn

    Tính độ lệch chuẩn của mẫu số liệu: 10; 8; 6; 2; 4.

    Hướng dẫn:

    Số trung bình là \overline{x} = \frac{10 + 8 + 6 + 2 + 4}{5} = 6.

    Phương sai là s^{2} = \frac{(10 - 6)^{2} + (8 - 6)^{2} + (6 - 6)^{2} +
(2 - 6)^{2} + (4 - 6)^{2}}{5} =
8.

    Độ lệch chuẩn là \sqrt{s^{2}} = \sqrt{8}
= 2\sqrt{2}.

  • Câu 17: Nhận biết
    Tính phương sai

    Cho mẫu số liệu: 6; 7; 8; 9; 10. Tính phương sai của mẫu.

    Hướng dẫn:

    Số trung bình là \overline{x} = \frac{6 + 7 + 8 + 9 + 10}{5} = 8.

    Phương sai là s^{2} = \frac{(6 - 8)^{2} + (7 - 8)^{2} + (8 - 8)^{2} + (9
- 8)^{2} + (10 - 8)^{2}}{5} =
2.

  • Câu 18: Nhận biết
    Tính khoảng biến thiên

    Bảng dưới đây là sản lượng lúa gạo của nước ta giai đoạn 2007 – 2017 (đơn vị: triệu tấn).

    Khoảng biến thiên của mẫu số liệu là:

    Hướng dẫn:

    Khoảng biến thiên là R = 7,72 - 4,53 =
3,19.

  • Câu 19: Nhận biết
    Tìm khoảng tứ phân vị

    Chiều cao của một số học sinh nữ lớp 9 (đơn vị cm) được cho trong bảng.

    Tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu này.

    Hướng dẫn:

    Nhận thấy mẫu đã được sắp xếp theo thứ tự không giảm.

    Số liệu chính giữa là 162 nên Q_{2} =
162.

    Số liệu chính giữa của mẫu 151 152 153 154 155 160 160 là 154 nên Q_{1} = 154.

    Số liệu chính giữa của mẫu 163 165 165 165 166 167 167 là 165 nên Q_{3} = 165.

    Khoảng tứ phân vị \Delta_{Q} = Q_{3} -
Q_{1} = 165 - 154 =
11.

  • Câu 20: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng.

    Cho hai biểu đồ chấm như hình dưới của mẫu A và mẫu B.

    Không tính toán, hãy chọn kết luận đúng.

    Hướng dẫn:

    Quan sát hai mẫu số liệu, ta thấy mẫu A có độ phân tán lớn hơn mẫu B. Suy ra mẫu A có phương sai lớn hơn. (Các số liệu ở mẫu B tập trung ở trung tâm)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (15%):
    2/3
  • Vận dụng (45%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo