Luyện tập Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm (Trung bình)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tìm tứ phân vị dưới

    Tìm tứ phân vị dưới của bảng số liệu sau:

    Hướng dẫn:

    Cỡ mẫu số liệu trên là: n = 10 + 8 + 4 +
2 + 1 = 25.

    Giá trị chính giữa của mẫu là giá trị ở vị trí thứ 13, đó là số 27. Suy ra M_{e} = Q_{2} = 27.

    Ta đi tìm trung vị của mẫu số liệu gồm 12 giá trị bên trái M_{e}. Hai giá trị chính giữa là giá trị ở vị trí thứ 6 và 7. Đó là số 26 và số 26.

    Suy ra Q_{1} = \frac{26 + 26}{2} =
26. Vậy tứ phân vị dưới là 26.

  • Câu 2: Nhận biết
    Tính số trung bình cộng

    Điểm kiểm tra môn Hóa của một nhóm gồm 9 bạn như sau: 1; 1; 3; 6; 7; 8; 8; 9; 10. Tính trung bình cộng của mẫu số liệu trên. (làm tròn đến hàng phần chục)

    Hướng dẫn:

    Số trung bình của mẫu số liệu trên là: \overline{x} = \frac{1 + 1 + 3 + 6 + 7 + 8 + 8 + 9
+ 10}{9} \approx 5,9.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tìm tứ phân vị

    Số điểm của một vận động viên trong 5 hiệp được ghi lại như sau: 9 8 15 8 20. Tính tứ phân vị của mẫu số liệu trên.

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 8 8 9 15 20.

    Số liệu chính giữa là 9 nên trung vị của mẫu số liệu trên là 9.

    Trung vị của mẫu số liệu 8 8 là \frac{8 +
8}{2} = 8.

    Trung vị của mẫu số liệu 15 20 là \frac{15 + 20}{2} = 17,5.

    Vậy Q_{1} = 8;\ Q_{2} = 9;\ Q_{3} =
17,5.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tìm tứ phân vị

    Số kênh của một số hãng truyền hình cáp được ghi như sau: 36 38 33 34 32 30 34 35.

    Tìm tứ phân vị của mẫu số liệu trên.

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 30 32 33 34 34 35 36 38.

    Trung vị của mẫu số liệu trên là: \frac{34 + 34}{2} = 34.

    Trung vị của mẫu số liệu 30 32 33 34 là: \frac{32 + 33}{2} = 32,5.

    Trung vị của mẫu số liệu 34 35 36 38 là: \frac{35 + 36}{2} = 35,5.

    Vậy Q_{1} = 32,5;\ Q_{2} = 34;\ Q_{3} =
35,5.

  • Câu 5: Vận dụng
    Tìm trung vị

    Một bác sĩ ghi lại độ tuổi của một số người đến khám trong bảng:

    Tìm trung vị của mẫu số liệu trên.

    Hướng dẫn:

    Cỡ mẫu số liệu trên là n =
30.

    Thống kê lại:

    Hai giá trị chính giữa của mẫu là giá trị ở vị trí thứ 15 và thứ 16. Đó là số 17 và số 17.

    Suy ra trung vị

    M_{e} = \frac{17 + 17}{2} =
17.

  • Câu 6: Vận dụng
    Tìm tứ phân vị

    Dưới đây là bảng thống kê số lần làm bài tập Toán của học sinh lớp 10A.

    Tìm tứ phân vị của mẫu số liệu này.

    Hướng dẫn:

    Cỡ mẫu số liệu này là: 2 + 4 + 6 + 12 + 8
+ 3 = 35.

    Suy ra giá trị chính giữa là giá trị ở vị trí thứ 18. Đó là số 3. Suy ra trung vị M_{e} = 3 = Q_{2}.

    Trung vị của 17 giá trị bên trái Q_{2} là giá trị ở vị trí thứ 9. Đó là số 2. Suy ra Q_{1} = 2.

    Trung vị của 17 giá trị bên phải Q_{2} là giá trị ở vị trí thứ 27. Đó là số 4. Suy ra Q_{3} = 4.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tìm giá trị đại diện

    Các bạn sinh viên đi đo chỉ số EQ thu được kết quả: 60 72 63 83 68 74 90 86 74 80.

    Ta nên chọn giá trị đại diện cho mẫu số liệu trên thế nào?

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp lại mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 60 63 68 72 74 74 80 83 86 90.

    Các giá trị của mẫu số liệu có độ lớn không chênh lệch quá nhiều. Do đó ta nên chọn số trung bình cộng làm giá trị đại diện.

    Ta có: \overline{x} = \frac{60 + 63 + 68 + 72 + 74 + 74 + 80 + 83 + 86 +
90}{10} = 75.

  • Câu 8: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng

    Bảng dưới đây thống kê lại tốc độ phát triển của 1 loại vi khuẩn (đơn vị: nghìn con).

    Ta nên lấy giá trị nào là giá trị đại diện của bảng trên?

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp lại số liệu theo thứ tự không giảm:

    20 20 20 30 60 100 150 270 440 980

    Do mẫu số liệu chứa các giá trị chênh lệch rất lớn nên không thể lấy số trung bình hoặc mốt làm giá trị đại diện.

    Tứ phân vị không được coi là giá trị đại diện.

    Do đó ta lấy trung vị làm giá trị đại diện. Ta có:M_{e} = \frac{60 + 100}{2} = 80.

    Chọn đáp án: Trung vị, giá trị đại diện là 80.

  • Câu 9: Vận dụng
    Công ty nên nhập nhiều hơn loại cỡ giày nào để bán trong tháng tới

    Một người thống kê lại số giày bán được trong tháng của một công ty.

    Hỏi công ty nên nhập nhiều hơn loại cỡ giày nào để bán trong tháng tới?

    Hướng dẫn:

    Tháng vừa rồi, công ty bán được 70 đôi giày cỡ 40 (nhiều nhất). Đây chính là mốt.

    Vậy suy ra tháng tới, công ty nên nhập thêm giày cỡ 40 để bán.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tìm mốt

    Bảng dưới đây thống kê tuổi thọ của một số bóng đèn (đơn vị: giờ):

    Tìm mốt của bảng trên.

    Hướng dẫn:

    Ta thấy giá trị 1170 xuất hiện nhiều nhất. Suy ra mốt của bảng trên là 1170.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tìm tứ phân vị

    Cho mẫu số liệu: 17 21 35 43 8 59 72 119. Tìm tứ phân vị.

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 8 17 21 35 43 59 72 119.

    Trung vị của mẫu số liệu trên là: \frac{35 + 43}{2} = 39.

    Trung vị của dãy 8 17 21 35 là: \frac{17
+ 21}{2} = 19.

    Trung vị của dãy 43 59 72 119 là: \frac{59 + 72}{2} = 65,5.

    Vậy Q_{1} = 19;\ Q_{2} = 39;\ Q_{3} =
65,5.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tìm mốt

    Một bác sĩ ghi lại độ tuổi của một số người đến khám trong bảng:

    Tìm mốt của mẫu số liệu trên.

    Hướng dẫn:

    Cỡ mẫu số liệu trên là n =
30.

    Thống kê lại:

    Hai giá trị có tần số lớn nhất 17 (5 lần) và 18 (5 lần).

    Vậy mốt là 17 và 18.

  • Câu 13: Nhận biết
    Tính số trung bình cộng

    Điểm kiểm tra môn Văn của bạn Lan là: 7; 9; 8; 9. Tính số trung bình cộng \overline{x} của mẫu số liệu trên.

    Hướng dẫn:

    Số trung bình cộng của mẫu số liệu trên là: \overline{x} = \frac{7 + 9 + 8 + 9}{4} =
8,25.

  • Câu 14: Nhận biết
    Tìm trung vị

    Tìm trung vị của dãy số liệu 2 3 1 5 3 7 9 10.

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 1 2 3 3 5 7 9 10.

    Dãy trên có hai giá trị chính giữa là 3 và 5.

    Suy ra trung vị là: M_{e} = \frac{3 +
5}{2} = 4.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tìm trung vị

    Bảng dưới đây thống kê điểm Văn của lớp 11C.

    Biết n\mathbb{\in N}. Tìm trung vị của bảng số liệu.

    Hướng dẫn:

    Vì tổng số học sinh bằng 40 nên ta có: 5n
+ 15 = 40 \Leftrightarrow n = 5.

    Thống kê lại bảng:

    Hai giá trị chính giữa của mẫu số liệu là giá trị ở vị trí thứ 20 và 21. Đó là số 6 và số 6.

    Suy ra trung vị M_{e} = \frac{6 + 6}{2} =
6.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Tìm số trung bình cộng

    Khối lượng 30 gói hàng được cho bởi bảng:

    Tính số trung bình của bảng trên. (làm tròn đến hàng phần trăm).

    Hướng dẫn:

    Số trung bình cộng của mẫu số liệu trên là:

    \overline{x} =\frac{4.250 + 4.300 + 5.350 + 6.400+ 4.450 + 7.500}{30}\approx 388,33.

  • Câu 17: Nhận biết
    Tìm trung vị

    Tìm trung vị của dãy số liệu 4 3 5 1 6 8 6.

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 1 3 4 5 6 6 8.

    Dãy trên có giá trị chính giữa bằng 5.

    Vậy trung vị của mẫu số liệu bằng 5.

  • Câu 18: Vận dụng
    Tìm mốt

    Bảng dưới đây thống kê điểm Văn của lớp 10H.

    Biết n\mathbb{\in N}. Tìm mốt của bảng số liệu.

    Hướng dẫn:

    Vì tổng số học sinh bằng 40 nên ta có: 5n
+ 15 = 40 \Leftrightarrow n = 5.

    Thống kê lại bảng:

    Vậy mốt là giá trị 6 (xuất hiện 14 lần, nhiều nhất).

  • Câu 19: Vận dụng
    Tìm tứ phân vị trên

    Tìm tứ phân vị trên của bảng số liệu sau:

    Hướng dẫn:

    Cỡ mẫu số liệu trên là: n = 10 + 8 + 4 +
2 + 1 = 25.

    Giá trị chính giữa của mẫu là giá trị ở vị trí thứ 13, đó là số 27. Suy ra M_{e} = Q_{2} = 27.

    Ta đi tìm trung vị của mẫu số liệu gồm 12 giá trị bên phải M_{e}. Hai giá trị chính giữa là giá trị ở vị trí thứ 19 và 20. Đó là số 28 và số 28.

    Suy ra Q_{3} = \frac{28 + 28}{2} =
28. Vậy tứ phân vị trên là 28.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Tính số trung bình cộng

    Bảng dưới đây thống kê thời gian nảy mầm của một giống cây trong các điều kiện khác nhau.

    Tính thời gian trung bình thời gian nảy mầm của loại giống cây trên.

    Hướng dẫn:

    Thời gian trung bình thời gian nảy mầm của loại giống cây trên là:

    \overline{x} = \frac{8.420 + 17.440 + 18.450 + 16.480 + 11.500 +
10.540}{8 + 17 + 18 + 16 + 11 + 10} = 469.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (20%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (55%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo