Luyện tập Các số đặc trưng đo độ phân tán (Trung bình)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng.

    Cho hai biểu đồ chấm như hình dưới của mẫu A và mẫu B.

    Chọn kết luận đúng.

    Hướng dẫn:

    Khoảng biến thiên của mẫu A và mẫu B đều là R = 9 - 3 = 6.

    Vậy hai mẫu số liệu có khoảng biến thiên như nhau.

  • Câu 2: Vận dụng
    Tìm độ lệch chuẩn

    Biểu đồ dưới đây thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2021. Tính độ lệch chuẩn của mẫu số liệu.

    Hướng dẫn:

    Số trung bình của mẫu là:

    \overline{x} = \frac{5,98 + 6,68 + 6,21 + 6,81 + 7,08 + 7,02 +
2,91 + 2,58}{8} =
5,65875

    Từ đó tính được phương sai: s^{2} =
2,96.

    Suy ra độ lệch chuẩn: \sqrt{s^{2}} =
1,72.

  • Câu 3: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng.

    Xét mẫu số liệu gồm 10 số dương phân biệt. Thực hiện nhân 2 với tất cả số liệu trong mẫu. Chọn kết luận đúng về khoảng biến thiên.

    Hướng dẫn:

    Giả sử các số liệu trong mẫu là: a_{1};a_{2};...;a_{10} đã sắp xếp theo thứ tự không giảm.

    Khoảng biến thiên: R_{1} = a_{10} -
a_{1}.

    Nhân hai với tất cả các số liệu: 2a_{1};2a_{2};...;2a_{10}.

    Khoảng biến thiên: R_{2} = 2a_{10} -
2a_{1} = 2(a_{10} - a_{1}).

    Suy ra R_{2} = 2R_{1}.

  • Câu 4: Vận dụng
    Chọn khẳng định đúng.

    Chọn khẳng định đúng.

    Hướng dẫn:

    Khẳng định đúng là:

    Khoảng biến thiên chỉ sử dụng thông tin của giá trị lớn nhất và bé nhất, bỏ qua thông tin các giá trị còn lại.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tìm phương sai

    Tìm phương sai của dãy số liệu: 43 45 46 41 40.

    Hướng dẫn:

    Số trung bình của mẫu số liệu là: \overline{x} = \frac{43 + 45 + 46 + 41 + 40}{5} = 43.

    Ta có phương sai: s^{2} = \frac{(43 - 43)^{2} + (45 - 43)^{2} + (46 -
43)^{2} + (41 - 43)^{2} + (40 - 43)^{2}}{5} = 5,2.

    Độ lệch chuẩn: \sqrt{s^{2}} = \sqrt{5,2}
= \frac{\sqrt{130}}{5}.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tìm phương sai

    Tìm phương sai của dãy số liệu: 43 45 46 41 40.

    Hướng dẫn:

    Số trung bình của mẫu số liệu là: \overline{x} = \frac{43 + 45 + 46 + 41 + 40}{5} = 43.

    Ta có phương sai: s^{2} = \frac{(43 - 43)^{2} + (45 - 43)^{2} + (46 -
43)^{2} + (41 - 43)^{2} + (40 - 43)^{2}}{5} = 5,2.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tìm phương sai

    Bảng dưới đây thống kê điểm của bạn Dũng và Huy:

    Hãy tính phương sai của mẫu số liệu về điểm của hai bạn, từ đó so sánh và chọn kết luận đúng.

    Hướng dẫn:

    Số trung bình của mẫu số liệu (1) và (2) là:

    \overline{x_{1}} = \frac{8 + 6 + 7 + 5 + 9}{5} = 7

    \overline{x_{2}} = \frac{6 + 7 + 7 + 8 + 7}{5} = 7

    Phương sai của (1) là: {s_{1}}^{2}
= \frac{(8 - 7)^{2} + (6 - 7)^{2} +
(7 - 7)^{2} + (5 - 7)^{2} + (9 - 7)^{2}}{5} = 2

    Phương sai của (2) là: {s_{2}}^{2}
= \frac{(6 - 7)^{2} + (7 - 7)^{2} +
(7 - 7)^{2} + (8 - 7)^{2} + (7 - 7)^{2}}{5} = 0,4

    {s_{2}}^{2} < {s_{1}}^{2} nên bạn Huy học đều hơn bạn Dũng.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định khoảng tứ phân vị

    Xác định khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu 1 6 4 7 8 20 15 10.

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 1 4 6 7 8 10 15 20.

    Hai giá trị chính giữa là 7 và 8. Suy ra trung vị Q_{2} = \frac{7 + 8}{2} = 7,5.

    Trung vị Q_{1} của mẫu 1 4 6 7 là Q_{1} = \frac{4 + 6}{2} = 5.

    Trung vị Q_{3} của mẫu 8 20 15 10 là Q_{3} = \frac{10 + 15}{2} =
12,5.

    Vậy khoảng tứ phân vị \Delta_{Q} = Q_{3}
- Q_{1} = 12,5 - 5 = 7,5.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Điểm kiểm tra môn Văn của 2 tổ học sinh được thống kê:

    Dựa vào khoảng biến thiên thì tổ nào học đều hơn?

    Hướng dẫn:

    Khoảng biến thiên điểm của tổ 1 là R_{1}
= 9 - 7 = 2.

    Khoảng biến thiên điểm của bạn Bình là R_{2} = 10 - 6 = 4.

    R_{1} < R_{2} nên tổ 1 học đều hơn.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tìm giá trị bất thường

    Hình dưới thống kê tỉ lệ phần trăm thất nghiệp ở một số quốc gia:

    Hãy tìm giá trị bất thường (nếu có) của mẫu số liệu.

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp các giá trị theo thứ tự không giảm:

    3,2 3,6 4,4 4,5 5,0 5,4 6,0 6,7 7,0 7,2 7,7 7,8 8,4 8,6 8,7

    Từ mẫu số liệu ta tính được: Q_{2} =
6,7Q_{1} = 4,5, Q_{3} = 7,8.

    Suy ra \Delta_{Q} = Q_{3} - Q_{1} = 7,8 -
4,5 = 3,3.

    Ta có: Q_{1} - 1,5\Delta_{Q} = 4,5 -
1,5.3,3 = - 0,45.

    Ta có: Q_{3} + 1,5\Delta_{Q} = 7,8 +
1,5.3,3 = 12,75.

    Ta thấy không có số liệu nào nhỏ hơn -
0,45 và lớn hơn 12,75 nên mẫu không có giá trị bất thường.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tìm độ lệch chuẩn

    Tìm độ lệch chuẩn của dãy số liệu: 18 14 15 8.

    Hướng dẫn:

    Số trung bình của mẫu số liệu là: \overline{x} = \frac{8 + 15 + 14 + 18}{4} = 13.

    Ta có phương sai: s^{2} = \frac{(8 - 13)^{2} + (15 - 13)^{2} + (14 - 13)^{2}
+ (18 - 13)^{2}}{4} =
13,75.

    Độ lệch chuẩn: \sqrt{s^{2}} =
\sqrt{13,75} = \frac{\sqrt{55}}{2}.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tìm phương sai

    Bảng dưới đây thể hiện sản lượng lúa (đơn vị: tạ) của một số thửa ruộng:

    Tính phương sai của mẫu số liệu.

    Hướng dẫn:

    Số trung bình của mẫu là:

    \overline{x} =\frac{1.4 + 3.4,5 +
4.5 + 1.5,5 + 1.6}{1 + 3 + 4 + 1 + 1} = 4,9.

    Phương sai:

    s^{2} = \frac{(4 - 4,9)^{2} + 3.(4,5 - 4,9)^{2} + 4(5 -
4,9)^{2} + (5,5 - 4,9)^{2} + (6 - 4,9)^{2}}{10} = 0,29.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tìm giá trị bất thường

    Tìm giá trị bất thường của dãy số liệu: 3 6 8 14 19 28.

    Hướng dẫn:

    Hai giá trị chính giữa là 8 và 14. Suy ra trung vị Q_{2} = \frac{8 + 14}{2} = 11.

    Trung vị Q_{1} của mẫu 3 6 8 là Q_{1} = 6.

    Trung vị Q_{3} của mẫu 14 19 28 là Q_{3} = 19.

    Suy ra \Delta_{Q} = Q_{3} - Q_{1} = 19 -
6 = 13.

    Xét: Q_{1} - 1,5\Delta_{Q} = 3 - 1,5.13 =
- 16,5.

    Xét: Q_{3} + 1,5\Delta_{Q} = 28 + 1,5.13
= 47,5.

    Ta thấy không có giá trị nào nhỏ hơn Q_{1} - 1,5\Delta_{Q} = - 16,5 và lớn hơn Q_{3} + 1,5\Delta_{Q} = 47,5 nên dãy không có giá trị bất thường.

  • Câu 14: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng.

    Xét mẫu số liệu gồm 10 số dương phân biệt. Thực hiện cộng 2 với tất cả số liệu trong mẫu. Chọn kết luận đúng về khoảng biến thiên.

    Hướng dẫn:

    Giả sử các số liệu trong mẫu là: a_{1};a_{2};...;a_{10} đã sắp xếp theo thứ tự không giảm.

    Khoảng biến thiên: R_{1} = a_{10} -
a_{1}.

    Cộng hai với tất cả các số liệu: a_{1} +
2;a_{2} + 2;...;a_{10} + 2.

    Khoảng biến thiên: R_{2} = (a_{10} + 2) -
(a_{1} + 2 ) = a_{10} -
a_{1}.

    Suy ra R_{2} = R_{1}.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tìm phương sai

    Tìm phương sai của dãy số liệu: 8 15 14 18.

    Hướng dẫn:

    Số trung bình của mẫu số liệu là: \overline{x} = \frac{8 + 15 + 14 + 18}{4} = 13.

    Ta có phương sai: s^{2} = \frac{(8 - 13)^{2} + (15 - 13)^{2} + (14 - 13)^{2}
+ (18 - 13)^{2}}{4} =
13,75.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Bảng dưới đây thống kê điểm của An và Bình:

    Dựa vào khoảng biến thiên thì bạn nào học đều hơn?

    Hướng dẫn:

    Khoảng biến thiên điểm của bạn An là R_{1} = 9,5 - 6,5 = 3.

    Khoảng biến thiên điểm của bạn Bình là R_{2} = 8,3 - 7,6 = 0,7.

    R_{2} < R_{1} nên Bình học đều hơn.

  • Câu 17: Nhận biết
    Xác định khoảng biến thiên

    Xác định khoảng biến thiên R của mẫu số liệu: 6 5 3 7 8 10 15.

    Hướng dẫn:

    Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 3 5 6 7 8 10 15.

    Suy ra khoảng biến thiên R = 15 - 3 =
12.

  • Câu 18: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng.

    Cho hai biểu đồ chấm như hình dưới của mẫu A và mẫu B.

    Chọn kết luận đúng.

    Hướng dẫn:

    Giá trị trung bình của hai mẫu:

    \overline{x_{A}} = \frac{2.3 + 2.4 + 2.5 + 3.6 + 2.7 + 2.8 + 2.9}{2 +2 + 2 + 3 + 2 + 2 + 2} =6

    \overline{x_{A}} = \frac{1.3 + 4.5 + 5.6 + 4.7 + 1.9}{1 + 4 + 5 + 4 +1} = 6

    Vậy hai mẫu có giá trị trung bình bằng nhau.

  • Câu 19: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng.

    Người ta phân tích thuế mặt hàng A tại 30 tỉnh một quốc gia và tính được: Q_{1} =
26,Q_{2} = 60,Q_{3} = 100. Giá trị nhỏ nhất bằng 20, giá trị lớn nhất bằng 120. Chọn kết luận đúng.

    Hướng dẫn:

    Khoảng tứ phân vị \Delta_{Q} = Q_{3} -
Q_{1} = 100 - 26 = 74.

    Khoảng biến thiên R = 120 - 20 =
100.

    Ý nghĩa của khoảng tứ phân vị được thể hiện ở hình ảnh bên dưới:

    Như vậy có khoảng 75% số tỉnh có thuế mặt hàng A lớn hơn 26.

  • Câu 20: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng.

    Cho hai biểu đồ chấm như hình dưới của mẫu A và mẫu B.

    Không tính toán, hãy chọn kết luận đúng.

    Hướng dẫn:

    Quan sát hai mẫu số liệu, ta thấy mẫu A có độ phân tán lớn hơn mẫu B. Suy ra mẫu A có phương sai lớn hơn. (Các số liệu ở mẫu B tập trung ở trung tâm)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (5%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (55%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo