Luyện tập Hình chữ nhật Hình vuông

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tìm giá trị của x

    Tìm x trong hình vẽ sau:

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Kẻ AH ⊥ BC, ta có ADCH là hình chữ nhật nên AD = CH = 10 cm, DC = AH = x

    Xét tam giác AHB vuông tại H có BH = BC − HC = 5 cm

    \Rightarrow x = AH = \sqrt{AB^{2} -BH^{2}} = 12cm

  • Câu 2: Thông hiểu
    Xác định tứ giác AEDF

    Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi AD là đường phân giác của góc A, (D thuộc BC), từ D kẻ DEDF lần lượt vuông góc với ABAC. Tứ giác AEDF  là hình gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Xét tứ giác AEDF\widehat{EAF} =
\widehat{AFD} = \widehat{AED} = 90^{0}

    Nên tứ giác AEDF là hình chữ nhật.

    Mà AD là đường chéo đồng thời là đường phân giác nên tứ giác AEDF là hình vuông.

  • Câu 3: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau là:

    Hướng dẫn:

    Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.

  • Câu 4: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Tứ giác nào sau đây vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi?

    Hướng dẫn:

    Hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi.

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định vị trí điểm M

    Cho tam giác ABC vuông tại A, M là một điểm thuộc cạnh BC. Qua M vẽ các đường thẳng song song với AB và AC, chúng cắt các cạnh AC, AB theo thứ tự tại E và F. Xác định vị trí điểm M trên cạnh BC để tứ giác AFME là hình vuông?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Xác định vị trí điểm M

    Tứ giác AFME\widehat {EAF} = \widehat {AEM} = \widehat {MFA} = {90^0} nên tứ giác AFME là hình chữ nhật.

    Để tứ giác AFME là hình vuông thì đường chéo AM trở thành đường phân giác của góc \widehat {BAC}

    => M là giao điểm của đường phân giác trong góc \widehat {BAC} với BC.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tứ giác PMQC là hình gì

    Cho tam giác ABC vuông cân tại C. Trên các cạnh AC, BC lấy lần lượt các điểm P, Q sao cho AP = CQ. Từ điểm P vẽ PM song song với BC, (M ∈ AB). Tứ giác PMQC là hình gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có:

    Tam giác ABC vuông cân tại C nên \widehat{CAB} = 45^{0}

    \left\{ \begin{matrix}
PM//BC \\
AC\bot BC \\
\end{matrix} ight.\  \Rightarrow PM\bot AC \Rightarrow PM\bot
AP

    Do đó tam giác APM vuông tại P\widehat{PAM} = 45^{0} nên tam giác APM là tam giác vuông cân tại P.

    \Rightarrow AP = PM

    AP = CQ ⇒ PM = CQ. Và PM // BC => PM // CQ

    Do đó PMQC là hình bình hành.

    Hình bình hành PMQC\widehat{MPC} =
90^{0}

    Vậy PMQC là hình chữ nhật.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chọn khẳng định đúng

    Cho hình vuông ABCD, trên các cạnh AB, BC, CD, DA lần lượt lấy M, N, P, Q sao cho AM = BN = CP = DQ. Chọn khẳng định đúng?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Bốn tam giác AQM, BNM, CPN, DQP bằng nhau

    => QM = MN = NP = PQ

    => Tứ giác QMNP là hình thoi.

    Ta có: \Delta MBN = \Delta NCP
\Rightarrow \widehat{BMN} = \widehat{CNP}

    Mặt khác \widehat{BNM} + \widehat{BMN} =
90^{0} = \widehat{BNM} + \widehat{NNP}

    \Rightarrow \widehat{MNP} =
90^{0}

    Vậy hình thoi QMNP có một góc vuông nên tứ giác MNPQ là hình vuông.

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định tứ giác MNPQ

    Cho hình bình hành ABCD, tia phân giác góc \widehat{A} cắt tia phân giác góc \widehat{B} và tia phân giác góc \widehat{D} lần lượt tại P;Q, tia phân giác góc \widehat{C} cắt BP;DQ lần lượt tại . Tứ giác MNPQ là hình gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Gọi E là giao điểm của BP và CD, F là giao điểm của DQ và AB. Ta có:

    \widehat{ABE} = \widehat{BEC} (so le trong)

    \widehat{FDC} = \widehat{ABE} =
\frac{1}{2}\widehat{ABC}

    \Rightarrow \widehat{FDE} = \widehat{BEC}
\Rightarrow BP//DQ (hai góc đồng vị bằng nhau)

    Chứng minh tương tự AP\bot BP,\ AQ\bot
DQ

    \widehat{AFD} = \widehat{FDC} =
\widehat{FDA}

    Suy ra tam giác AFD cân tại A.

    AQ là đường phân giác cũng là đường cao nên AQ\bot DQ.

    Vì theo trên BP // DQ nên suy ra AP\bot
BP.

    Chứng minh tương tự như trên, ta có CN\bot BN,CM\bot DM.

    Tứ giác MNPQ có bốn góc vuông nên MNPQ là hình chữ nhật.

  • Câu 9: Vận dụng cao
    Tính giá trị nhỏ nhất của S

    Cho hình chữ nhật ABCD, AB = 8; BC = 6. Điểm M nằm trong hình chữ nhật. Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng S = MA^{2} + MB^{2} + MC^{2} +
MD^{2}.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Ta có ABCD là hình chữ nhật nên AC = BD =
\sqrt{8^{2} + 6^{2}} = 10

    Đặt \left\{ \begin{matrix}
MA = x \\
MC = y \\
\end{matrix} ight.

    Xét ba điểm M, A, C ta có: MA + MC \geq
AC

    Do đó x + y \geq 10 \Rightarrow (x +
y)^{2} \geq 100 hay x^{2} + y^{2} +
2xy \geq 100(*)

    Mặt khác (x - y)^{2} \geq 0 hay x^{2} + y^{2} - 2xy \geq 0(**)

    Từ (*) và (**) suy ra 2\left( x^{2} +
y^{2} ight) \geq 100 \Rightarrow x^{2} + y^{2} \geq 50

    Dấu " = " xảy ra khi và chỉ khi M nằm giữa A và C và MA = MC 

    => M là trung điểm của AC

    Chứng minh tương tự ta được: MB^{2} +
MD^{2} \geq 50

    Dấu “=” xảy ra khi M là trung điểm của BD

    Hay MA^{2} + MC^{2} + MB^{2} + MD^{2}
\geq 100

    Do đó giá trị nhỏ nhất của tổng S là 100 khi M là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.

  • Câu 10: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Câu nào đúng trong các câu sau:

    Hướng dẫn:

    Trong hình thoi hai đường chéo vuông góc với nhau.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tính tổng số đo hai góc

    Cho hình chữ nhật ABCD. Trên tia đối của tia CBDA lấy lần lượt hai điểm EF sao cho CE = DF = CD. Trên tia đối của tia CD lấy điểm H sao cho CH = CB. Tính tổng số đo hai góc \widehat{FAE};\widehat{DFH}.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Theo giả thiết, DF = CEDF // CE, suy ra tứ giác CDEF là hình bình hành.

    Mặt khác \widehat{CDF} =
90^{0}

    Vậy CDFE là hình chữ nhât.

    Ta có: AF = AD + DF = CH + CD = DH

    Xét tai tam giác AFE và  có:

    AF = HD

    \widehat{AFE} = \widehat{HDF} =
90^{0}

    FE = DF

    \Rightarrow \Delta AFE = \Delta HDF
\Rightarrow \widehat{FAE} = \widehat{DHF}

    Mặt khác \widehat{DHF} + \widehat{DFH} =
90^{0} \Rightarrow \widehat{FAE} + \widehat{DFH} = 90^{0}

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tính số đo góc BID

    Cho hình thang vuông ABCD (\widehat{A} = \widehat{D} = 90^{0}); (AB < CD). Vẽ BE vuông góc CD tại E. trên tia đối của tia BA lấy điểm M sao cho BM = CD. Gọi N là giao điểm của AEBD, K là trung điểm của EM. Vẽ AI vuông góc ME. Tính số đo góc \widehat{BID}.

    Hướng dẫn:

    Trong tam giác AEM, NK là đường trung bình, do đó NK // AM

    Dễ thấy tứ giác ABED là hình chữ nhật, do đó N là trung điểm của AE và BD và AE = BD.

    Tam giác IAE vuông tại I, có IN là đường trung tuyến, do đó: IN = NA = NE = NB = ND.

    Tam giác IBD có IN là trung tuyến thỏa mãn IN = IB = ID, do đó BID là tam giác vuông tại I.

    \Rightarrow \widehat{BID} =
90^{0}

  • Câu 13: Thông hiểu
    Chọn khẳng định đúng

    Nhóm tứ giác nào có tổng số đo hai góc đối bằng 1800?

    Hướng dẫn:

    Nhóm tứ giác có tổng số đo hai góc đối bằng 1800 là: “Hình thang cân, hình chữ nhật, hình vuông.”

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tìm đáp án sai

    Chọn khẳng định sai?

    Hướng dẫn:

    Hình vuông vừa là hình chữ nhật và hình thoi nên nó có đầy đủ tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.

    Vậy khẳng định sai là: “Hình vuông là hình chữ nhật nhưng không là hình thoi”

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định dạng của tam giác ADE

    Cho hình vuông ABC cân tại A, góc ở đáy bằng 750 và hình vuông BDEC (các điểm A, D, E nằm cùng phía đối với BC). Xác định dạng của tam giác ADE.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Xác định dạng của tam giác ADE

    Vẽ tam giác đều BIC vào trong hình vuông

    \widehat {ABI} = \widehat {ABC} - \widehat {IBC} = {75^0} - {60^0} = {15^0}

    \widehat{ABD} = 90^{0} - \widehat{ABC} =
15^{0}

    Suy ra \Delta BDA = \Delta BIA(c - g -
c)

    \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}
DA = AI \\
\widehat{DAB} = \widehat{IAB} \\
\end{matrix} ight.

    Chứng minh tương tự \Delta CAII = \Delta
CAE \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}
AE = AI \\
\widehat{IAC} = \widehat{CAE} \\
\end{matrix} ight.

    \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}
AD = AE = AI \\
\widehat{DAE} = 2\widehat{BAI} + 2\widehat{CAI} = 2\widehat{BAC} =
60^{0} \\
\end{matrix} ight.

    Vậy tam giác ADE đều.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (20%):
    2/3
  • Thông hiểu (53%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo