Luyện tập Phương trình bậc nhất một ẩn Chân trời sáng tạo

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Giải phương trình

    Nghiệm của phương trình 2x - 1 = 3 là?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    2x - 1 = 3 ⇔ 2x = 1 + 3

    ⇔ 2x = 4 ⇔ x = 4/2 ⇔ x = 2.

    Vậy nghiệm của phương trình là x = 2.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tìm phương trình bậc nhất

    Phương trình nào sau đây không phải là phương trình bậc nhất?

    Hướng dẫn:

    Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng ax + b = 0, a ≠ 0

    Ta có:

    2x – 3 = 2x + 1

    ⇔ (2x – 2x) – 3 – 1 = 0

    ⇔ 0x – 4 = 0 có a = 0 nên không là phương trình bậc nhất một ẩn.

    Ta có:

     -x + 3 = 0 có a = -1 ≠ 0 nên là phương trình bậc nhất.

    Ta có:

    5 – x = -4

    ⇔ -x + 9 = 0 có a = -1 ≠ 0 nên là phương trình bậc nhất.

    Ta lại có:

    x2 + x = 2 + x2

    ⇔ x2 + x - 2 - x2 = 0

    ⇔ x – 2 = 0 có a = 1 ≠ 0 nên là phương trình bậc nhất.

  • Câu 3: Nhận biết
    Giải phương trình bậc nhất một ẩn

    Tập nghiệm của phương trình - 4x + 7 = - 1 là?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    - 4x + 7 = -1 ⇔ - 4x = -1 - 7

    ⇔ - 4x = -8 ⇔ x = -8 : (-4) ⇔ x = 2.

    Vậy phương trình có tập nghiệm là S = {2}.

  • Câu 4: Nhận biết
    Giải phương trình

    Nghiệm của phương trình \frac{y}{2}  + 3 = 4

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    y/2 + 3 = 4 ⇔ y/2 = 4 - 3 ⇔ y/2 = 1

    ⇔ y = 2.1 ⇔ y = 2.

    Vậy nghiệm của phương trình là y = 2.

  • Câu 5: Nhận biết
    Cấu trúc phương trình bậc nhất một ẩn

    Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng

    Hướng dẫn:

    Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng ax + b = 0, a ≠ 0.

  • Câu 6: Vận dụng
    Xác định các tham số m

    Số nguyên dương nhỏ nhất của m để phương trình (3m – 3)x + m = 3m2 + 1 có nghiệm duy nhất là:

    Hướng dẫn:

    Xét phương trình (3m – 3)x + m = 3m2 + 1 có a = 3m – 3

    Để phương trình có nghiệm duy nhất thì a ≠ 0

    => 3m – 3 ≠ 0

    => 3m ≠ 3 => m ≠ 1

    Vậy m ≠ 1 mà m là số nguyên dương nhỏ nhất nên m = 2.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tìm nghiệm của phương trình

    Nghiệm của phương trình 2x - 1 = 3 là?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    2x - 1 = 3

    ⇔ 2x = 4

    ⇔ x = 2

    Vậy phương trình có nghiệm x = 2.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định phương trình

    x=\dfrac{1}{2} là nghiệm của phương trình nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    3x - 2 = 1 ⇔ 3x = 3 ⇔ x = 1 => Loại.

    2x - 1 = 0 ⇔ 2x = 1 ⇔ x = 1/2 => Chọn.

    4x + 3 = - 1 ⇔ 4x = - 4 ⇔ x = - 1 => Loại.

    3x + 2 = - 1 ⇔ 3x = - 3 ⇔ x = - 1 => Loại.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tìm nghiệm phương trình

    Giải phương trình: 4x + 2(x + 1) = 3x + 2

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    4x + 2(x + 1) = 3x + 2

    ⇔ 4x + 2x + 2 = 3x + 2

    ⇔ 3x = 0

    ⇔ x = 0

    Vậy phương trình có nghiệm x = 0

  • Câu 10: Thông hiểu
    Xác định phương trình

    x = -\frac{1}{2} là nghiệm của phương trình nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Thay x = -\frac{1}{2} vào các phương trình 2x+1=0 ta thấy:

    2.[-\frac{1}{2}] +1=0

    Vậy x = -\frac{1}{2} là nghiệm của phương trình 2x+1=0.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định nghiệm phương trình

    Nghiệm của phương trình 2x – 1 = 7 là

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    2x – 1 = 7

    => 2x = 7 + 1

    => 2x = 8

    => x = 8 : 2 = 4

    Vậy x = 4  là nghiệm của phương trình đã cho. 

  • Câu 12: Vận dụng
    Tìm m để phương trình có nghiệm

    Giá trị của m để phương trình 2x = m + 1 có nghiệm x = - 1 là?

    Hướng dẫn:

    Phương trình 2x = m + 1 có nghiệm x = - 1

    Khi đó ta có: 2.(- 1) = m + 1 ⇔ m + 1 = - 2 ⇔ m = - 3.

    Vậy m = - 3 là giá trị cần tìm.

  • Câu 13: Nhận biết
    Xác định phương trình bậc nhất một ẩn

    Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn số?

    Hướng dẫn:

    Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng ax + b = 0; a ≠ 0

    Suy ra phương án đúng là x – 3 = -x + 2.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tìm phương trình thỏa mãn bài toán

    x = 6 là nghiệm của phương trình nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    – 2x + 4 = 0 ⇔ -2x = -4 ⇔ x = 2

    0,5 x - 3 = 0 ⇔ 0,5x = 3 ⇔ x = 6.

    3,24x – 9,72 = 0 ⇔ 3,24x = 9,72 ⇔ x = 3

    5x - 1 = 0 ⇔ 5x = 1⇔ x = 1/5.

    Vậy x = 6 là nghiệm của phương trình 0,5.x - 3 = 0

  • Câu 15: Vận dụng
    Tìm m để phương trình có vô số nghiệm

    Cho phương trình (m2 – 3m + 2)x = m – 2, với m là tham số. Tìm m để phương trình vô số nghiệm.

    Hướng dẫn:

    Ta có: (m2 – 3m + 2)x = m – 2 (*)

    Xét m2 – 3m + 2 = 0

    => m2 – m – 2m + 2 = 0

    ⇔ m(m – 1) – 2(m – 1) = 0

    ⇔ (m – 1)(m – 2) = 0

     ⇔ m − 1 = 0 hoặc m − 2 = 0

    ⇔ m = 1 hoặc m = 2 

    + Nếu m = 1 thay vào (*) ta được 0x = 1 (vô lí)

    Suy ra phương trình (*) vô nghiệm.

    + Nếu m = 2 thay vào (*) ta được 0x = 0 điều này đúng với mọi x ∈ R.

    Vậy với m = 2 thì phương trình có vô số nghiệm.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (47%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 36 lượt xem
Sắp xếp theo