Steve Jobs lớn lên tại gia đình cha mẹ nuôi ở Thung lũng Silicon, trung tâm của nền công nghệ điện tử Mỹ.
Ông bỏ học cao đẳng ngay sau học kỳ đầu tiên và đi làm cho công ty sản xuất trò chơi điện tử Atari để kiếm tiền đi du lịch Ấn Độ. Trước khi sáng tạo ra chiếc máy tính đầu tiên, Jobs đã theo học một lớp về nghệ thuật thư pháp. Học một môn học không liên quan đến ngành nghề mà ông đang theo đuổi tưởng chừng như là một công việc vô nghĩa. Nhưng không ngờ rằng, chính những bài học mà ông đã tiếp thu từ nghệ thuật thư pháp đã giúp ông sáng tạo ra những dòng sản phẩm tinh tế.
⇒ Bài học mà ta có thế rút ra đó chính là sự chuẩn bị cho tương lai, từ những việc nhỏ nhất, tưởng như vô nghĩa lại là những viên đá lót đường giúp ta đến đích một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Jobs đã định nghĩa lại cách thế giới sử dụng máy tính cá nhân thông qua công ty máy tính mà ông sáng lập, Apple Inc. Ông đã tạo ra máy tính Mac và GUI (Giao diện đồ họa người dùng). Nhưng ông đã bị sa thải bởi hội đồng giám đốc, khiến ông chán nản và thất vọng.
Ông bắt đầu lại với một công ty khác với tên gọi NeXT Computer, phát triển công nghệ máy tính cá nhân thế hệ tiếp theo và mua hãng phim Lucasfilm rồi đổi tên thành Pixar.
⇒ Kiên trì theo đuổi đam mê; phát huy tối đa năng lực của bản thân; không thất vọng, nản chí trước nghịch cảnh, khó khăn của cuộc đời;
Khi công ty Apple đang lụi bại mời ông quay trở về, ông đã đồng ý trở lại tiếp quản công ty và cuối cùng đã đưa Apple thành một trong những công ty sáng tạo và lợi nhuận nhất hành tinh.
Các sản phẩm của Apple luôn đi ngược lại với thị hiếu đám đông, không phụ thuộc vào những trào lưu hiện hành của người sử dụng. Bằng cách riêng của mình, Apple đã chinh phục người tiêu dùng bằng những sản phẩm sáng tạo cao cấp, đạt đến sự hoàn thiện. Không lâu sau đó, những sản phẩm của Apple thậm chí đã định hướng thị hiếu đám đông đi theo những tiêu chuẩn của mình. Đó là điều mà không phải hãng sản xuất nào cũng làm được. Dù đã qua đời bởi căn bệnh ung thư, Steve Jobs vẫn luôn được nhắc đến như một huyền thoại với những người yêu công nghệ.
Sự sẵn sàng thay đổi tư duy chính là tài sản khổng lồ của Steve Jobs. Chuyện kể rằng, chỉ 1 tuần trước khi iPhone thế hệ đầu ra mắt, Steve Jobs đã yêu cầu thay màn hình iPhone làm bằng nhựa sang màn hình làm bằng kính, chỉ vì ông phát hiện rằng một chùm chìa khóa đã làm xước màn hình chiếc iPhone nguyên mẫu.
Businessvveek trích lời Tim Cook: “Ông ấy (Steve Jobs) có khả năng thay đổi tư duy mạnh hơn bất kỳ ai tôi đã từng gặp trong cuộc đời. Ông ấy có thể có được cách nhìn mới chỉ trong một phần nghìn giây. Khi mới chứng kiến điều đó, tôi tự nhủ “Ồ, việc này thật lạ!”. Sau đó tôi nhận ra đó là một món quà quý báu. Rất nhiều người, đặc biệt là các CEO và lãnh đạo cấp cao, khư khư giữ lại các ý tưởng cũ, họ từ chối hoặc không có đủ can đảm để thừa nhận mình đang làm sai. Có thể điều bị đánh giá chưa đủ mức nhất về Steve Jobs là khả năng thay đổi tư duy của ông ấy. Như bạn đã biết, đó là một tài năng, thực sự là một tài năng”.
⇒ Sự sáng tạo; can đảm đi ngược thị hiếu đám đông, dám khác biệt; sự thay đổi tư duy, bản lĩnh,...
Vào năm 17 tuổi, Steve đã đọc được một câu ngạn ngữ “Nếu bạn coi ngày hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình thì mọi việc gì khó khăn đến đâu cũng đều nằm trong tầm tay bạn”. Câu nói này đã theo Steve Jobs suốt những năm tháng trong cuộc đời sau này và ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như sự nghiệp của ông.
Năm 2004, bác sĩ chẩn đoán bị ung thư. Kết quả xét nghiệm cho thấy ông bị một khối u trong tuyến tuỵ. Bác sĩ đã cam đoan đây là một mệnh chưa chữa được. Thời gian duy trì cuộc sống của ông chỉ là từ 3 đến 6 tháng. Thời điểm này gần như tuyệt vọng. Nhưng một điều kỳ diệu đã xuất hiện sau khi nghiên cứu và xét nghiệm kỹ càng lại trường hợp bệnh của bác sĩ đã thông báo một tin mừng bệnh của ông có thể phẫu thuật được. Và đúng như mong đợi, sau lần phẫu thuật đó, sức khoẻ của Steve nhanh chóng bình phục. Sau lần đối diện với tử thần này, tinh thần và sức làm việc của Steve dường như được tăng lên rất nhiều.
Đối với vợ và bốn người con thì ông luôn là mẫu người chồng và người cha lý tưởng. Đối với nhân viên của mình, Steve Jobs là một hình tượng của một vị CEO tham công tiếc việc, theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, một tài năng lớn về sự lãnh đạo và quản lý.
Vài năm sau trở nên gầy gò và xanh xao một cách rõ rang. Tháng 1 năm 2009, ông giải thích hiện tượng này là do cơ thể bị mất cân bằng hormone và việc điều trị rất đơn giản nhưng chỉ vài tuần sau ông đã phải tạm nghỉ ở Apple để đi điều trị và ghép gan mới. Cứ như Jobs đã sống khát khao sống dại khờ cho đến ngày trút hơi thở cuối cùng vào năm 2011 trong vòng tay của vợ và 3 người con sau một năm chống chọi với căn bệnh ung thư tuyến tuỵ.
⇒ 1 con người sống bình dị, cầu toàn trong công việc, biết cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp, một tài năng lớn về công nghệ thông tin, về khả năng lãnh đạo và quản lý;
⇒ Khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp, mong muốn được sống để làm việc và cống hiến hết mình.
- "Bạn không thể kết nối mọi thứ để nhìn về phía trước, bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại. Vì vậy, bạn phải tin tưởng rằng những gì ở hiện tại bằng cách nào đó sẽ kết nối trong tương lai.
- Thời gian của bạn có hạn, do đó đừng nên lãng phí nó vì cuộc sống của người khác.
- “Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin.”
- “Chúng ta không có cơ hội làm quá nhiều điều, và mỗi thứ chúng ta làm đều phải thật sự tuyệt vời. Bởi vì đây là cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, và rồi bạn chết, bạn biết chứ? Và chúng ta đều được lựa chọn để làm điều này với cuộc đời mình. Vì vậy điều ta làm nên thật tốt. Nên đáng giá.”
- "Là người giàu nhất trong nghĩa trang không quan trọng với tôi... Khi đi ngủ và nghĩ rằng mình đã làm điều gì đó tuyệt vời... đây mới là điều tôi quan trọng".
- "Tôi tin rằng khoảng một nửa những gì khác biệt giữa doanh nhân thành đạt và không thành đạt là sự kiên trì tuyệt đối".