2018 | Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hôm nay. |
2019 | Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. |
2020 (đợt 1) |
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày. |
2020 (đợt 2) |
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống. |
2021 (đợt 1) | Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải biết sống cống hiến. |
2021 (đợt 2) | Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống. |
2022 | Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước. |
2023 (đề minh họa) | Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh của tinh thần vượt khó trong cuộc sống. |
⇒ Vấn đề nghị luận: Khía cạnh của một vấn đề về tư tưởng đạo lý.
Khía cạnh nguyên nhân + ý nghĩa của tư tưởng đạo lý | Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị để trả lời câu hỏi “Vì sao cần phải …?” |
Khía cạnh ý nghĩa của tư tưởng đạo lý |
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa/ vai trò/ sự cần thiết của … |
Khía cạnh nguyên nhân của hiện tượng xã hội | Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị để trả lời câu hỏi “Vì sao hiện tượng … lại diễn ra?” |
Khía cạnh giải pháp của hiện tượng xã hội hoặc tư tưởng đạo lý |
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị để trả lời câu hỏi “Cần phải làm gì để ….?” |
Hướng dẫn chấm của Bộ GDĐT (Đề thi 2021) | |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn | 0.25 |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự cần thiết phải biết sống cống hiến | 0.25 |
c. Triển khai vấn đề nghị luận: - Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. - Phải làm rõ: Sự cần thiết phải biết sống cống hiến - Có thể triển khai theo hướng: Sống cống hiến thể hiện trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, làm cho cuộc sống của bản thân có ý nghĩa, được yêu mến; góp phần lan tỏa các giá trị tốt đẹp, thúc đẩy xã hội phát triển. |
1.0 |
d. Chính tả, ngữ pháp |
0.25 |
e. Sáng tạo |
0.25 |
Hướng dẫn chấm của Bộ GDĐT (Đề thi 2022) |
|
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn |
0.25 |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nhận thức, thái độ, hành động thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước. |
0.25 |
c. Triển khai vấn đề nghị luận: - Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. - Phải làm rõ: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước. - Có thể triển khai theo hướng: Thế hệ trẻ cần nhận thức được sự tiếp bước của các thế hệ làm nên hành trình phát triển đất nước, có thái độ trân trọng, biết ơn những cống hiến, hi sinh của các thế hệ đi trước; có hành động cụ thể, phù hợp để kế thừa, phát huy thành quả của các thế hệ đi trước, thực hiện sứ mệnh của thế hệ mình trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. |
1.0 |
d. Chính tả, ngữ pháp |
0.25 |
e. Sáng tạo |
0.25 |
Yêu cầu cơ bản của câu NLXH (kĩ năng viết bài) |
|
1. Đoạn văn, khoảng 200 chữ. (Không được xuống dòng, dung lượng không vượt 200 chữ) |
0.25 |
2. Nêu vấn đề nghị luận - Câu văn đầu tiên (hoặc câu thứ hai) của đoạn - Trích dẫn nguyên văn cụm từ đằng sau từ “về” trong đề bài |
0.25 |
3. Triển khai vấn đề nghị luận: - Căn cứ vào vấn đề nghị luận để đặt ra các câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó. - Lấy dẫn chứng chứng minh |
1.0 |
4. Không sai lỗi chính tả, ngữ pháp |
0.25 |
5. Có cách diễn đạt sáng tạo |
0.25 |