Rất đa dạng: một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ,…Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ,…của bài thơ, đoạn thơ đó.
a. Tìm hiểu đề
- Đọc kĩ đề.
- Xác định 3 yêu cầu của đề: yêu cầu về nội dung, yêu cầu về phương pháp, yêu cầu về tư liệu.
b. Lập dàn ý
Mở bài |
- Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, hoàn cảnh sáng tác. - Dẫn đề: Nêu nội dung, nghệ thuật và trích dẫn bài thơ, đoạn thơ. |
Thân bài |
Lần lượt phân tích, chứng minh những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ; khi phân tích cần kết hợp cả nội dung và nghệ thuật (phân tích, chứng minh). - Bình giảng bài thơ, đoạn thơ (chọn một vài chi tiết, hình ảnh). - Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ. |
Kết bài |
- Khẳng định giá trị của bài thơ, đoạn thơ đóng góp của nhà thơ - Liên hệ bản thân, rút ra bài học. |
1.3. Ví dụ
Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến, từ đó nhận xét bút pháp lãng mạn, thấm đẫm tinh thần bi tráng của nhà thơ Quang Dũng được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành…”
(Tây Tiến - Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập một, trang 89)
Gợi ý làm bài
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Ông là một người tài hoa: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc và có vẽ tranh.
- Thơ ông vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn.
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào biên giới Việt – Lào với địa bàn hoạt động rộng lớn từ Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa đến tận bên kia biên giới Việt – Lào.
- Rời xa đơn vị cũ cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Đông cũ), Quang Dũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến nên viết lên bài thơ này. Bài thơ lúc đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”, in trong tập “Mây đầu ô” (NXB Hà Nội, 1986)
* Vẻ đẹp ngoại hình cuả người lính
- “đoàn binh không mọc tóc”: đó là do những trận sốt rét rừng làm cho những mái tóc không còn nữa.
- “mắt trừng”: đó là ánh mắt đầy dữ dằn và nghiêm nghị và đầy tinh thần cảnh giác.
- “đoàn binh”: gợi hình ảnh một tập thể vững mạnh
⇒ Ở đây có sự đối lập giữa ngoại hình và tinh thần. Hoàn cảnh khó khăn không ngăn cản được ý chí nghị lực của người lính.
* Vẻ đẹp hào hoa, đa tình, lãng mạn của những người lính trẻ
- “gửi mộng”, “đêm mơ”: lính Tây Tiến là những con người mơ mộng, là những người trai xuất thân từ đất Hà thành nên họ mang vào chiến trường không chỉ có tinh thần dũng cảm mà còn cả vẻ đẹp hào hoa và lãng mạn.
- “dáng Kiều thơm” gợi hình ảnh những thiếu nữ Hà Nội yêu kiều, kiêu sa, hình bóng người thương của lính Tây Tiến. Đó là nguồn động lực để họ chiến đấu và chiến thắng nơi chiến trường
⇒ Mặc dù trong hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt họ vẫn giữ được những nét hào hoa, lãng mạn vốn có của những thanh niên trí thức đất Hà Thành
* Vẻ đẹp lý tưởng sống của người lính Tây tiến
- Họ là những người lính hiên ngang và dũng cảm luôn cố gắng chiến đấu, sẵn sàng xả thân vì nước, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
* Bút lãng mạn, thấm đẫm tinh thần bi tráng của nhà thơ Quang Dũng được thể hiện qua đoạn thơ.
- Vẻ đẹp lãng mạn thể hiện trên những phương diện: cái tôi trữ tình tràn đầy tình cảm, cảm xúc, sử dụng những yếu tố cường điệu, thủ pháp đối lập để tô đậm những cái phi thường, sử dụng triệt để thủ pháp đối lập.
- Cái bi là sự gian khổ, hi sinh. Cái tráng là sự hào hùng, tráng lệ. Cái chết, sự hi sinh của những người lính Tây Tiến được nhà thơ miêu tả thật trang trọng. Cái chết ấy đã tạo được sự cảm thương sâu sắc ở thiên nhiên. Và dòng sông Mã đã trân trọng đưa tiễn linh hồn người lính bằng cách tấu lên khúc nhạc trầm hùng.
- Cái nhìn nhiều chiều của Quang Dũng đã làm nổi bật hình ảnh những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ này thấm đẫm tính chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phu thuở xưa một đi không trở lại.
- Đọc kĩ đề.
- Xác định 3 yêu cầu của đề: yêu cầu về nội dung, yêu cầu về phương pháp, yêu cầu về tư liệu.
Mở bài |
- Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận. |
Thân bài |
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích. |
Kết bài |
- Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích. |
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn:
“Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29)
Anh/chị hãy phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật qua đoạn trích.
Gợi ý làm bài
* Khái quát về truyện ngắn, đoạn trích
- Vợ nhặt được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là một chương trong tiểu thuyết Xóm ngụ cư viết ngay sau 1945. Tới 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết Vợ nhặt. Do đó, tác phẩm không chỉ là kết quả một quá trình suy ngẫm, gọt giũa về cả nội dung và nghệ thuật mà còn mang âm hưởng lạc quan của thời đại mới trong thời điểm đất nước được giải phóng sau năm 1954.
- Đoạn trích thuộc phần cuối của truyện, diễn tả tâm trạng của bà cụ Tứ khi Tràng dẫn vợ về và khi bà nói chuyện với nàng dâu mới. Đoạn trích diễn tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật bà Tràng, đồng thời thể hiện Nghệ thuật xây hình tượng đặc sắc của nhà văn kim lân.
* Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng
- Hoàn cảnh: Buổi sáng đầu tiên sau khi “nhặt vợ”
- Tâm trạng:
- Trong buổi sáng hôm sau, anh Tràng đã có những cảm xúc mới mẻ cùng những cảm nhận lần đầu có. Tràng nhận ra mọi thứ xung quanh cũng đổi khác “có cái gì vừa thay đổi mới lạ”
- Nhìn cảnh mẹ và vợ đang lúi húi dọn dẹp Tràng, hình ảnh bình dị nhưng lại khiến cho Tràng xúc động, Tràng thấy cuộc sống của mình thay đổi hẳn:
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Thành công của việc xây dựng hình tượng Tràng đó là tác giả đã dựng nên tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, sinh động, hấp dẫn; ngôn ngữ mộc mạc giản dị, tạo sức gợi; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo…; trần thuật hấp dẫn.
- Ý nghĩa của những thay đổi trong suy nghĩ của Tràng: Sự thay đổi của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau vợ về nhà đã tiếp nối mạch diễn biến của câu chuyện, đồng thời thể hiện sự trân trọng của nhà văn Kim Lân đối với nhân vật của mình cũng là sự trân trọng sâu sắc với những người dân nghèo khổ nhưng có khát khao sống mạnh mẽ.