"Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bờ bên trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng tiếng reo hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được.Thế là hết thác. Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra tràn đầy ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi.”
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.189-190)
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề, thể hiện được cảm xúc cá nhân.
- Cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong đoạn trích.
- Nhận xét quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Tuân
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
II. Thân bài
(1) Cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong đoạn văn:
* Khái quát:
- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của tác phẩm Người lái đò sống Đà
- Tóm tắt ngắn gọn hình tượng ông lái đò
* Nội dung:
- Vẻ đẹp trí dũng của ông lái đò:
- Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò:
-Vẻ đẹp khiêm nhường, bình dị
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ, tạo tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất, sử dụng ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình…
* Đánh giá: Nguyễn Tuân xây dựng ông lái đò với vẻ đẹp trí dũng và tài hoa. Trí dũng để có thể chế ngự được dòng sông hung bạo, tài hoa để xứng với dòng sông trữ tình. Vẻ đẹp của người lái đò là vẻ đẹp bình dị, thầm lặng nhưng đầy trí tuệ và sức mạnh. Đây chính là chất vàng mười đã qua thử lửa của con người Tây Bắc nói riêng và người lao động Việt Nam nói chung.
(2) Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân:
- Vẻ đẹp của con người không chỉ ở phương diện trí dũng mà còn ở vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ.
-Tài hoa nghệ sĩ đâu chỉ có ở lĩnh vực nghệ thuật mà có ngay trong cuộc sống lao động đời thường khi con người đạt đến trình độ điêu luyện, thuần thục.
- Mỗi người đều là tài hoa,nghệ sĩ trong cái nghề mà mình đã chọn.
- Qua cảnh tượng vượt thác của ông đò, Nguyễn Tuân muốn nói với chúng ta một điều giản dị nhưng sâu sắc: Chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có ở nơi chiến trường mà có ngay trong cuộc sống hàng ngày.
III. Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích… vẻ đẹp hình tượng ông đò;