Đề 1: Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ "Sông Mã xa rồi... nếp xôi"

Đề bài: Trong "Tây Tiến, tác giả viết: 

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa,

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét,

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi."

( Trích Tây tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD 2020)

Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất nhạc, họa trong đoạn thơ.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Phân tích thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất nhạc, họa trong bài thơ Tây Tiến

c. Triển khai vấn đề

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến và đoạn thơ

II. Thân bài

(1) Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ: Con đường hành quân gian khổ và thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ

* Nội dung:

- Hai câu thơ đầu: Khái quát về nỗi nhớ

- Sáu câu thơ tiếp: Thiên nhiên Tây Bắc

  • Khí hậu khắc nghiệt
  • Địa hình hiểm trở

- Hai câu thơ 7-8: sự gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến

- Hai câu thơ 9-10: Thử thách thác ngàn, thú dữ

- Hai câu thơ cuối: Kỉ niệm đẹp, ấm tình quân dân.

* Nghệ thuật:

- Kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng.

- Ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc; nhiều từ chỉ địa danh, từ hình tượng, từ Hán Việt cùng nhiều thủ pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, điệp,…

- Hình ảnh đặc sắc, đậm chất nhạc, chất họa

(2) Nhận xét về chất nhạc, họa trong bài thơ Tây Tiến:

- Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, hình khối…Chất liệu của âm nhạc là âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu…

⇒ Nhà thơ dùng màu sắc, đường nét, âm thanh làm phương tiện diễn đạt tình cảm của mình.

– Tây Tiến của QD có sự kết hợp hài hòa giữa nhạc và họa: Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ tạo hình, kết hợp với nghệ thuật tương phản và những nét vẽ gân guốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống…đã vẽ được một bức tranh núi rừng Tây Bắc hiểm trở, dữ dội

– Xen vào những nét vẽ gân guốc giàu tính tạo hình là những nét vẽ mềm mại, gam màu lạnh xoa dịu cả khổ thơ. Câu thơ sử dụng toàn thanh bằng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

– Chất nhạc được tạo ra bởi những âm hưởng đặc biệt, những thanh trắc tạo cảm giác trúc trắc, khó đọc kết hợp với những thanh bằng làm nhịp thơ trầm xuống tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận. 

  • 58 lượt xem
Sắp xếp theo