Đề 3: Cảm nhận về hành động Mị cắt dây trói cứu A phủ trong đêm đông

Đề bài:

Cảm nhận của anh/chị về hành động Mị cắt dây trói cứu A Phủ trong đêm mùa đông trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Từ đó liên hệ đến sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân để thấy được sự phát triển ý thức trong con người Mị.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Cảm nhận về hành động cắt dây trói cứu A Phủ trong đêm mùa đông của Mị. Từ đó liên hệ đến sức sống nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân để thấy được sự phát triển ý thức trong con người Mị. 

c. Triển khai vấn đề:

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Tô Hoài, truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.

– Dẫn dắt, giới thiệu hoàn cảnh đêm đông Mị cắt dây trói giải cứu A Phủ

II. Thân bài

1. Hành động cắt dây trói cứu A Phủ:

- Lúc đầu, trước cảnh A Phủ bị trói đứng chờ chết, Mị hoàn toàn vô cảm “Mị vẫn thản nhiên ngồi thổi lửa hơ tay”, “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.

- Sau đó, qua ánh lửa “Mị lé mắt trông sang thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Giọt nước mắt đau đớn, tuyệt vọng của A Phủ đã thức tỉnh tâm hồn Mị, làm Mị nhớ lại quá khứ đau đơn của mình, nhận ra mình và xót xa cho mình. Trong lòng Mị trào lên nỗi đồng cảm với thân phận của A Phủ, thân phận người đàn bà bị trói đứng ngày trước đồng thời nhận ra tất cả sự tàn ác của nhà thống lí.

⇒ Từ lòng đồng cảm, tình thương người.

 ⇒ Mị thức tỉnh ý thức cứu người.

- Dù ý nghĩ cứu A Phủ đã xuất hiện nhưng vẫn bị kìm nén, ngăn cản bởi nỗi lo sợ cho bản thân “mị nhớ lại đời mình … A Phủ chẳng đã trốn được rồi… Mị liền phải trói thay vào đấy, mị phải chết trên cái cọ ấy … Mị cũng thấy sợ…”

- Sau đó, lòng thương người lớn hơn nỗi thương thân, ý nghĩ cứu A Phủ mạnh hơn nỗi sợ trước cái chếtà thôi thúc Mị biến ý nghĩ cưu A Phủ thành hành động.

- Hành động cứu A Phủ: “Mị rón rén bước lại…Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây.” Tất cả hành động đó diễn ra trong nỗi sợ hãi của Mị: “rón rén”, “hốt hoảng”, “thì thào”, “nghẹn lại”.

- Khi A Phủ được cứu, chạy trốn, bản năng ham sống thôi thức Mị chạy theo A Phủ, cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài.

⇒ Cứu A Phủ cũng là Mị tự cứu mình.

⇒ Nhà văn thấy được sự thay đổi của con người theo hướng tươi sáng hơn, cũng như sự gắn bó tất yếu của họ.

⇒ Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, bút pháp tâm lí bậc thầy.

2. Liên hệ đến Sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân

- Giới thiệu sơ lược về Mị và các nhân tố tác động làm cho sức sống tiềm tàng trỗi dậy.

- Ý nghĩa: Sự trỗi dậy của lòng ham yêu khát sống và khát vọng tự do.

⇒ Tác giả cảm thông sâu sắc trước số phận những con người bị chà đạp, bị vùi dập. đồng thời, trân trọng, nâng niu vẻ đẹp tâm hồn của Mị. vẻ đẹp của người con gái luôn khát khao tình yêu, hạnh phúc tự doà cảm hứng nhân văn độc đáo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

⇒ Nghệ thuật: cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn, lời kể mộc mạc, nghệ thuật xây dựug nhân vật điển hình…

⇒  Mị là nhân vật điển hình cho số phận của người phụ nữ miền núi Tây Bắc trước Cách mạng tháng Tám.

- Nhận xét chung:

  • Sự tương đồng: Cả 2 đoạn đều nói lên sức sống trỗi dậy trong con người Mị; Lòng ham yêu, khát sông được trỗi dậy mạnh mẽ.
  • Sự khác biệt cơ bản: Hành động cắt dây trói có bước phát triển hơn trong đêm tình mùa xuân: Sự thương người, thương mình; Nhận ra bộ mặt kẻ thù; ý thức thoát khỏi nơi địa ngục trần gian.

III. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.

  • 10 lượt xem
Sắp xếp theo