Đề 3: Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn trích "Tây tiến đoàn binh... khúc độc hành"

Đề bài: Trong "Tây Tiến", nhà thơ viết:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,

Áo bào thay chiếu anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Trích:Tây Tiến- Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.)

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tính chất bi tráng được thể hiện qua đoạn thơ.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Hình tượng người lính Tây Tiến được thể hiện qua đoạn trích. Từ đó, nhận xét tính chất bi tráng được thể hiện qua đoạn thơ.

c.Triển khai vấn đề

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn trích.

II. Thân bài

(1) Hình tượng người lính Tây Tiến được Quang Dũng thể hiện qua đoạn trích.

- Ngoại hình: “Không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”: diện mạo độc đáo, lạ thường đồng thời phản ánh được hiện thực tàn khốc nơi rừng núi Tây Bắc

-Tâm hồn, tính cách:

  • “Dữ oai hùm” tinh thần của họ cho thấy sự mạnh mẽ đối lập với vẻ ngoài vàng vọt xanh xao do bệnh sốt rét rừng mang lại.
  • “Mắt trừng” khí thế quyết tâm trong từng người lính.
  • “Gửi mộng qua biên giới”: Quyết tâm giết giặc lập công.
  • “Mơ dáng kiều thơm”: Giấc mơ hào hoa lãng mạn về quê hương Hà Nội mà mỗi người lính mang theo, chính là động lực giúp họ kiên cường hơn khi thực tế quá khắc nghiệt.

- Lí tưởng cao đẹp:

  • Các từ Hán Việt “biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào...” làm cho không khí trở nên trang trọng và thiêng liêng hơn.
  • Bút pháp nói giảm nói tránh “anh về đất” mang ý nghĩa nhân văn và rất hào hùng, không mang lại cảm giác bi lụy.
  • Các anh hy sinh cả tuổi trẻ, cuộc đời mình cho đất nước “chẳng tiếc đời xanh”
  • “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” – nhân hóa hình ảnh con sông Mã lời tiễn biệt , để nói lên sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến.

(2) Giải thích tính bi tráng được thể hiện qua đoạn thơ

- “Bi”: Buồn, đau thương.

- “Tráng”: Mạnh mẽ, hùng tráng.

⇒ Người lính Tây Tiến có sự hi sinh, mất mát nhưng không làm giảm đi tinh thần mạnh mẽ,quyết tâm sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đất nước.

(3) Đánh giá

- Đoạn thơ khắc họa rõ nét chân dung người lính với ngoại hình và tâm hồn bằng bút pháp lãng mạn, đậm chất bi tráng.

- Người chiến sĩ Tây Tiến đã để lại một ấn tượng sâu sắc cho người đọc, tạo nên một tượng đài bất tử về anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.

III. Kết bài 

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

  • 38 lượt xem
Sắp xếp theo