Đề 6: Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích: "Bây giờ Mị cũng không nói... khép cửa buồng lại"

Đề bài: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết:

“Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi.
Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

- Mày muốn đi chơi à?

Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.”

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017,tr. 8)

Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó bình luận về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích . Bình luận về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

 c. Triển khai vấn đề

(1) Khái quát chung về nhân vật Mị: hoàn cảnh, lai lịch,…

(2) Cảm nhận về nhân vật Mị:

- Sức sống của Mị trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân:

  • Hành động: không nói, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng, quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo... Đó là những hành động thể hiện niềm mong ước được đổi thay (đổi thay không gian sống và đổi thay bản thân) → hành động mang tính chống đối, tự phát, lặng lẽ nhưng đầy quyết liệt.
  • Suy nghĩ, tâm trạng: trong đầu... rập rờn tiếng sáo; muốn đi chơi... Đó là ý nghĩ muốn làm theo tiếng gọi của lòng mình.

- Mị bị A Sử trói:

  • A Sử lấy thắt lưng trói hai tay, xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà, quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu...
  • Mị bị trả về với bóng tối: A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.

⇒ Cảnh ngộ đầy đau khổ: Sức sống, sự hồi sinh của Mị vừa được nhen lên đã bị vùi dập thật độc ác bởi chính người chồng của cô.

(3) Nghệ thuật:

- Xây dựng nhân vật đặc sắc: Mị chủ yếu qua khắc hoạ tâm tư…)

- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt: cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.

- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.

- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ.

(4) Giá trị nhân đạo của tác phẩm

- Khái niệm: Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của các tác phẩm chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những nỗi đau của con người và cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, đồng thời thể hiện sự nâng niu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn và niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người.

- Biểu hiện:

  • Tác phẩm thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước cách mạng
  • Lên án, tố cáo, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị
  • Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt của nhân dân Tây Bắc
  • Tác giả đã chỉ ra con đường giải thoát cho nhân vật, đó là con đường đi theo Đảng làm cách mạng, tự giải phóng cho mình và giải phóng quê hương .

(5) Đánh giá: Đó là giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Qua đó, ta thấy được tấm lòng yêu thương con người sâu sắc của tác giả. 

  • 593 lượt xem
Sắp xếp theo