* Mê đắm: viết về đối tượng với tất cả niềm đam mê, nhiệt thành, tâm huyết, bằng tất cả tình cảm, nỗi lòng rung cảm của nhà văn.
* Tài hoa: thể hiện ở việc khám phá đối tượng từ nhiều góc độ, phương diện thẩm mĩ khác nhau.
- Lối ví von, so sánh, liên tưởng độc đáo, đầy ấn tượng, gần gũi và xác thực, nhân hóa mới mẻ, sử dụng nhuần nhuyễn cách nói của người Huế.
- Hình ảnh chân thực đầy ấn tượng mà gợi cảm, câu văn kéo dài với nhiều ý, thanh điệu hài hòa, tiết tấu nhịp nhàng.
- Cây bút tài năng, giàu chất trí tuệ và văn hóa
- Kiến thức uyên bác nhiều mặt, cách viết đầy chất thơ
- Tình yêu sâu nặng và niềm tự hào về quê hương xứ sở …(so sánh sông Hương với các dòng sông nổi tiếng trên thế giới) làm hiện lên sông Hương với vẻ đẹp vừa dữ dội, bí ẩn, sâu thẳm nhưng lại vừa dịu dàng say đắm qua cách viết thật gợi cảm bởi óc quan sát tinh tế, ngôn từ giàu hình ảnh, sắc cạnh.
- Nhà văn đã chọn những chi tiết tiêu biểu, đắt giá để miêu tả vẻ đẹp của sông Hương.
- Ngôn từ giàu hinh ảnh, nhạc tính
- Câu văn dài, sinh động với những vế đối, động từ mạnh, tính từ cặp đôi
- Khả năng quan sát tinh tế, trí liên tưởng, tưởng tượng phong phú
⇒ Các chi tiết nghệ thuật thể hiện :
– Vốn ngôn từ đẹp, tao nhã, tinh tế, lịch lãm; những ví von, so sánh nhân hóa giàu chất thơ, chất nhạc, chất họa và chất suy cảm, hướng nội đã làm nên nét thanh tao rất riêng trong chất kí Hoàng Phủ Ngọc Tường; sự quan sát và tưởng tượng bằng lăng kính của tình yêu và cái nhìn lãng mạn đã làm nên chất trữ tình riêng của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường;
– Giọng điệu rất Huế, rất trữ tình và sâu lắng, đầy suy niệm.
Tác giả đã cảm nhận dòng sông Hương một cách rất độc đáo.Với cách tiếp cận nhiều góc độ nghệ thuật như hội họa, âm nhạc; nghệ thuật nhân hóa, so sánh đầy mới lạ, bất ngờ cùng một vốn ngôn từ phong phú, óc quan sát tinh tế và đầy sáng tạo…, tác giả đã mang đến cho sông Hương, xứ Huế một linh hồn, sự sống mới. Đó là tâm hồn là tình yêu của người con gái si tình – sông Hương – đang say đắm, chung thuỷ với mảnh đất, con người xứ Huế.
- Chất trí tuệ: Viết về sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện một sự hiểu biết sâu rộng về mọi mặt: văn hóa, lịch sử, địa lí, văn học nghệ thuật… Nhà văn đã cung cấp cho người đọc một lượng thông tin đa dạng để hiểu sâu hơn về dòng sông Hương và thiên nhiên, con người Huế.
- Chất thơ toát ra từ những hình ảnh đẹp, từ độ nhòe mờ của hình tượng nghệ thuật: “những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”, “lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ…”; qua cách so sánh liên tưởng gợi cảm: “Chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời nhỏ nhắn như những vành trăng non”.
- Chất thơ còn lấp lánh ở cách Hoàng Phủ Ngọc Tường điểm xuyết ca dao, lời thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan.
- Chất thơ còn tỏa ra từ nhan đề bài kí gợi mãi những âm vang trầm lắng của dòng sông: Ai đã đặt tên cho dòng sông?