Đề 1: Cảm nhận về 9 câu thơ đầu bài thơ "Đất Nước"

Đề bài: Cho đoạn thơ sau:

"Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …..”mẹ

thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo, phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó …"

(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, trang 118, NXB Giáo dục, 2010 )

Cảm nhận của Anh(chị) về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về việc vận dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận:

- Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

- Thân bài triển khai được các luận điểm.

- Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

- Cảm nhận đoạn thơ.

- Bình luận ngắn gọn về việc vận dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ trên.

c. Triển khai vấn đề

(1) Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, và trường ca “Mặt đường khát vọng”, đoạn thơ “Đất Nước”.

- Nguyễn Khoa Điềm, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa suy tư và cảm xúc dồn nén, mang đậm chất chính luận.

- Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 nhằm thức tỉnh tuổi trẻ.

- Đoạn trích này thể hiện cảm nhận sâu sắc, mới mẻ của nhà thơ về Đất Nước.Từ đó ta thấy được việc vận dụng chất liệu văn học dân gian.

(2) Cảm nhận đoạn thơ:

* Cảm nhận cội nguồn Đất Nước:

- Những từ ngữ mang ý nghĩa khẳng định “đã có rồi, lớn lên, bắt đầu từ đó” xác nhận Đất Nước đã có từ rất lâu đời với một loạt hình ảnh đậm chất dân gian:

- Đất Nước có từ trong thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, từ “những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể ”

- Đất Nước gắn liền với phong tục tập quán xa xưa của người Việt “tóc mẹ thì bới sau đầu”; “miếng trầu bà ăn” gợi tình gia tộc thắm thiết

- Đất Nước gắn liền với ý chí quật cường, từ khi “dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” gợi ý thức yêu nước, tinh thần bất khuất, ý chí quật cường của cha ông thể hiện qua chiến công Thánh Gióng.

- Đất Nước gắn liền với tình nghĩa thủy chung của con người “ gừng cay muối mặn”

- Đất Nước bắt nguồn từ lối sống lao động cần cù chịu thương chịu khó và đậm tình nặng nghĩa“cái kèo cái cột thành tên” “hạt gạo một nắng hai sương xay giã giần sàng…”

* Đánh giá chung:

- Đoạn thơ nêu lên cách cảm nhận độc đáo mới lạ sâu sắc về quá trình hình thành phát triển của Đất Nước; từ đo khơi dậy ý thức và trách nhiệm thiêng liêng của cá nhân với tổ quốc thiêng liêng.

- Qua cách cảm nhận của tác giả, Đất Nước hiện lên vừa thiêng liêng vùa sâu sắc, vừa lớn lao gần gũi thân thiết với mọi người. Bên cạnh đó, giọng thơ hcisnh luận trữ tình ngọt ngào da diết đã khiến người đọc thấy đây như những lời tự nhủ, tự dặn mình.

(3) Bình luận về việc sử dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ.

- Chất liệu dân gian được sử dụng rất đậm đặc, đa dạng (có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vận dụng quen thuộc, có ca dao, dân ca, tục ngữ, các truyện cổ tích). Hơn thế, chất liệu dân gian được sử dụng rất sáng tạo (chỉ gợi ra bằng một vài chỗ hay một hình ảnh, một chi tiết…. nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa, thậm chí rất sâu sắc, mới mẻ)

- Điều này đã tạo nên một không khí, giọng điệu, không gian nghệ thuật vừa bình dị, gần gũi, hiện thực lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng.

  • 23 lượt xem
Sắp xếp theo