Đề 2: Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích "Người đàn bà bỗng chép miệng... được ăn no"

Đề bài: Đọc đoạn trích sau:

“Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:

- Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hang tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…

- Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính nguỵ không ? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.

- Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.

- Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi.

- Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó ? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được !

- Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không ? – Tôi hỏi.

- Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu…Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ…Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh…

- Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được ! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

- là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…

- Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chat, - trên thuyền phải có một người đàn ông…dù hắng man rợ, tàn bạo ?

- Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động song gió chứ chú ?

Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hang chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rôi nuôi con cho đến khi khôn lớncho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được ! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó ! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sang lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ.

- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không ? – Đột nhiên tôi hỏi?

- Có chứ, chú ! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”

( Trích “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu – Sách Ngữ văn 12, tập hai , NXB giáo dục Việt Nam, trang 75-76).

Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ được thể hiện trong văn học.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận:

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề, thể hiện được cảm xúc cá nhân.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài thể hiện trong đoạn trích. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ được thể hiện trong văn học.

 c. Triển khai vấn đề

(1) Giới thiệu khái quát: về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” và đoạn trích.

(2) Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài thể hiện trong đoạn trích:

* Sơ lược về ngoại hình người đàn bà hàng chài: xấu xí, rỗ mặt, tiều tụy

* Tính cách, phẩm chất:

- Cam chịu, giàu đức hy sinh, bao dung

  • Bị chồng đánh vẫn cam chịu vì sống cho con;
  • Nhận lỗi hết về mình, không kể tội chồng ở toà án.

- Yêu thương con vô bờ bến

  • Không bỏ chồng vì cần chồng phụ bà nuôi đàn con
  • Bị chồng đánh bà không khóc, nhưng nhìn thằng Phác bị bố nó đánh thì bà khóc.
  • Vui nhất là bà nhìn đàn con được ăn no.

- Thấu hiểu lẽ đời, chắt chiu hạnh phúc

  • Người đàn bà phải cần có người đàn ông để chèo chống thuyền lúc phong ba….
  • Gia đình bà có lúc cũng vui vẻ, hạnh phúc.

- Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài thể hiện trong đoạn trích với nghệ thuật đặc sắc:

  • Khắc hoạ nhân vật tiêu biểu
  • Cách kể chuyện tự nhiên, cảm xúc.
  • Ngôn ngữ đậm tính tiết lý, phù hợp với tính cách nhân vật.

* Đánh giá

Nhân vật người đàn bà hàng chài mang vẻ đẹp tuyệt vời của người phụ nữ, tuy xấu xí, nghèo khổ nhưng có phẩm chất tốt đẹp. Qua đó, nêu lên cách nhìn nhận, đánh giá con người phải có cái nhìn toàn diện, không nhìn vào hiện tượng, vẻ bên ngoài.

(3) Nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ được thể hiện trong văn học.

- Người phụ nữ trong văn học được khắc hoạ với những phẩm chất cao đẹp, tiêu biểu cho người mẹ, người vợ Việt Nam.

- Họ là những con người chịu nhiều khổ cực nhưng luôn toả sáng với vẻ đẹp tâm hồn cao quý.

  • 587 lượt xem
Sắp xếp theo