- Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, hình khối…Chất liệu của âm nhạc là âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu…
→ Nghĩa là nhà thơ dùng màu sắc, đường nét, âm thanh làm phương tiện diễn đạt tình cảm của mình.
- Tây Tiến của Quang Dũng có sự kết hợp hài hòa giữa nhạc và họa:
→ Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ tạo hình, kết hợp với nghệ thuật tương phản và những nét vẽ gân guốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống…đã vẽ được một bức tranh núi rừng Tây Bắc hiểm trở, dữ dội
- Xen vào những nét vẽ gân guốc giàu tính tạo hình là những nét vẽ mềm mại, gam màu lạnh xoa dịu cả khổ thơ. Câu thơ sử dụng toàn thanh bằng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
- Chất nhạc được tạo ra bởi những âm hưởng đặc biệt, những thanh trắc tạo cảm giác trúc trắc, khó đọc kết hợp với những thanh bằng làm nhịp thơ trầm xuống tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.
- Xuất thân của đoàn quân Tây Tiến: đa phần là thanh niên tri thức trẻ tuổi Hà Nội.
- Hoàn cảnh chiến đấu: khắc nghiệt, thiếu thốn nhưng họ lạc quan, yêu đời, mang vẻ hào hùng đầy hào hoa của tuổi trẻ.
- Hơn thế vẻ đẹp bi tráng thể hiện qua những khó khăn, gian khổ mất mát bi thương cùng với tinh thần hiên ngang, bất khuất, hào hùng của người lính Tây Tiến.
- Giong điệu, âm hưởng đoạn thơ mang màu sắc tráng lệ, hào hùng.
- Âm hưởng bi tráng hội tụ trong mình nó yếu tố Bi và yếu tố Tráng; có mất mát, đau thương song không bi lụy; gian khổ, hi sinh song vẫn rất hào hùng, tráng lệ. Âm hưởng bi tráng có cội nguồn từ chiến trường Tây Tiến ác liệt, từ tinh thần quả cảm và tâm hồn lạc quan của những chàng trai Hà thành, từ tấm lòng đồng cảm và trân trọng đồng chí đồng đội của nhà thơ;
- Giọng thơ cổ kính cùng việc nhấn mạnh nét trượng phu của người lính cũng góp phần làm tăng tính chất bi tráng của tác phẩm.
- Âm hưởng bi tráng cùng với cảm hứng lãng mạn làm nên vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính Tây Tiến; có ý nghĩa giáo dục nhận thức và bồi đắp tình cảm, trách nhiệm cho thế hệ hôm nay và mai sau
- Bút pháp lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ của Tây Tiến được biểu hiện cụ thể trong lối viết không hướng về cái bi, có gợi thương, gơi sự đồng cảm nhưng không xoáy sâu vào cảm xúc bi thương. Xuyên suốt khổ thơ, nhà thơ luôn hướng tới những hình ảnh kỳ vĩ “đèo cao”, “vực sâu” “ dốc thăm thẳm” hay “súng ngửi trời”,…cùng những hình ảnh thơ mộng “nhà ai”, “mưa xa khơi”, hình ảnh chân thật gần gũi đầy tình người “cơm lên khói”, “nếp xôi”, ngoài ra còn kết hợp với thể thơ thất ngôn trường thiên giàu nhạc điệu hào hùng, mạnh mẽ.
- Quang Dũng sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ: từ láy, nhân hóa, điệp từ, điệp cấu trúc ngữ pháp và nhiều hình ảnh giàu sức gợi. Tất cả tạo nên một tổng thể hài hòa, chặtchẽ, tạo nên một Tây Tiến đầy cảm xúc.
- Quang Dũng đã vận dụng thành công bút pháp lãng mạn lên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đầy những hiểm nguy và những mất mát hy sinh mà đời lính phải trải qua. Quang Dũng mở rộng tâm hồn đón nhận cuộc sống chiến đấu của Tây Tiến từ mọi phía, không theo bất kì khuôn mẫu nào.Tác phẩm là đóng góp lớn của ông trong sự nghiệp thơ ca thời kháng chiến chống Pháp .
- Cái nhìn thiên nhiên được thể hiện một cách đầy thơ mộng, trữ tình với một hồn thơ đầy tinh tế, nhạy cảm; tạo cho người đọc một cảm giác bâng khuâng, nao lòng trước cảnh đẹp của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Bằng chính cái tôi lãng mạn hào hoa của mình, nhà thơ muốn thể hiện sự quyến luyến, nhớ nhung khi phải chia tay thiên nhiên và con người Tây Bắc.
- Giải thích: Chất sử thi trong văn học tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, tự do hay nô lệ.
- Bình luận vẻ đẹp đậm chất sử thi của hình tượngngườilính Tây Tiến:
- Khẳng định về nội dung, nghệ thuật hình tượng thơ. Cảm nghĩ của bản thân về hình tượng.
- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc.
- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho Tổ quốc, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người
- Chất hiện thực: hiện thực đến trần trụi. Nhà thơ không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi nói về khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật, sự xanh xao, tiều tụy của người lính; không né tránh cái chết khi miêu tả cảnh tượng hoang lạnh và sự chết chóc đang cờ đợi người lính: Rải rác biên cương mồ viễn xứ.
→ Chất hiện thực tôn lên vẻ đẹp hình tượng
- Bút pháp lãng mạn:
→ Hiện thực và lãng mạn cùng khắc tạc nên bức tượng đài độc đáo và cao đẹp của người lính chống Pháp
- Tinh thần bi tráng hội tụ trong mình nó yếu tố bi và yếu tố tráng; có mất mát, đau thương song không bi lụy; gian khổ, hi sinh song vẫn rất hào hùng, tráng lệ. Chính tinh thần bi tráng mang đến cho chúng ta những cảm nhận chân thực và xúc động về những năm tháng chiến tranh khốc liệt và thấy được vẻ đẹp tâm hồn, khí phách cao cả của thế hệ anh bộ đội cụ Hồ.
- Tinh thần bi tráng có cội nguồn từ chiến trường Tây Tiến ác liệt, từ tinh thần quả cảm và tâm hồn lạc quan của những chàng trai Hà thành, từ tấm lòng đồng cảm và trân trọng đồng chí đồng đội của nhà thơ.
- Tinh thần bi tráng cùng với cảm hứng lãng mạn làm nên vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính Tây Tiến.
- Tinh thần bi tráng có ý nghĩa giáo dục nhận thức và bồi đắp tình cảm, trách nhiệm cho thế hệ hôm nay và mai sau.
→ Đoạn thơ nói riêng và bài thơ Tây Tiến nói chung khắc họa thành cônghình tượng người lính Tây Tiến, tiêu biểu cho một thế hệ ra đi không hẹn ngày về, kết tinh vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp. Qua đó, ta thấy được tình cảm sâu sắc của tác giả giành cho đồng đội, hồn thơ phóng khoáng lãng mạn của Quang Dũng.