- Năng lực tiếp nhận văn bản văn học: là khả năng nắm bắt đúng thông tin và giá trị của một văn bản văn học.
- Tức là trả lời các câu hỏi như:
- Năng lực tiếp nhận văn bản còn được đánh giá ở khả năng biết cách tiếp nhận văn bản. Nghĩa là biết phân tích, thưởng thức và đánh giá cái hay, cái đẹp của văn bản một cách khoa học, hợp lí, có sức thuyết phục.
- Muốn có được năng lực tiếp nhận văn bản, cần phải trang bị cả kiến thức, kĩ năng văn học - văn hóa và phải luyện tập nhiều, thực hành nhiều.
* Có kiến thức về tác phẩm văn học:
- Kiến thức về tác phẩm là toàn bộ các sáng tác văn học cụ thể đọc được trong và ngoài chương trình: những bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, kịch bản văn học, văn nghị luận (nghị luận văn học hoặc chính trị xã hội),...
- Kiến thức về tác phẩm là một bộ phận quan trọng nhất của hệ thống kiến thức cơ bản về văn học. Vì nếu không nắm được tác phẩm thì coi như mọi kiến thức về văn học đều ít có ý nghĩa.
- Đối với hệ thống kiến thức tác phẩm, cần rèn luyện để đạt được các yêu cầu sau: nhiều, chọn lọc, hệ thống.
Nắm kiến thức tác phẩm một cách chọn lọc, trước hết cần nắm vững các tác phẩm đã được đưa vào chương trình và SGK (kể cả đọc thêm). Sau đó mới tham khảo mở rộng đến những tác phẩm khác ngoài chương trình. (Tránh tình trạng không thuộc, không nhớ những tác phẩm đã học, lại dẫn ra những tác phẩm đọc được ở ngoài chương trình, không tiêu biểu và thiếu tính chọn lọc.)
Nghĩa là khi đọc một tác phẩm, cần nắm được bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời, thể loại và đề tài của mỗi tác phẩm văn học.
Khi tìm hiểu một tác phẩm, cần liên hệ đến bối cảnh lịch sử ấy và so sánh với các tác phẩm cùng thời, cũng như các tác phẩm viết cùng đề tài, cùng thể loại ở các giai đoạn khác nhau để thấy vẻ đẹp của chúng.
* Có hiểu biết chính xác về tác phẩm
(1) Trước hết là nắm được nội dung tác phẩm: cốt truyện, tính cách nhân vật chính, những tình tiết quan trọng, chi tiết độc đáo,... (tác phẩm tự sự), những câu thơ hay, hình ảnh tinh tế,... (tác phẩm trữ tình - thơ).
⇒ Như thế, người học phải nhớ nhiều, thuộc nhiều. Nên tích luỹ, ghi chép và hệ thống hóa kiến thức tác phẩm theo cách ấy. Làm thế nào để khi bàn về một vấn đề hay viết về một ý nào đó, hay phân tích một câu thơ nào đó, có thể sử dụng dẫn chứng một cách linh họat ở những tác giả khác nhau để thấy tuy cùng viết về một đề tài nhưng cách thể hiện rất đa dạng và phong phú (tuỳ vào yêu cầu của vấn đề mà lựa chọn và huy động một dung lượng kiến thức cho phù hợp).
(2) Thứ hai, phải hiểu được, nắm được cái hay, cái đẹp, về nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm ấy.
- Văn học sử nghiên cứu tiến trình phát triển của văn học, bao gồm quá trình phát sinh và phát triển của các xu hướng, trào lưu, tác gia, tác phẩm,... dưới ảnh hưởng của những điều kiện xã hội - lịch sử nhất định.
- Trong nhà trường phổ thông, kiến thức văn học sử thường được trình bày thành những bài Khái quát văn học.
- Có kiến thức văn học sử vững chắc là có thể trả lời những câu hỏi khái quát về một nền văn học, một giai đoạn văn học,... Chẳng hạn:.
- Nắm vững văn học sử, HS sẽ tiếp nhận văn học một cách cơ bản, có hệ thống, không phiến diện,... để từ đó có một cách nhìn nhận và đánh giá đúng các tác giả và tác phẩm văn học. Văn học sử cũng giúp cảm nhận, phân tích, đọc - hiểu văn bản văn học sâu hơn, đúng hơn.
Ví dụ: Phải đặt tác phẩm Vợ nhặt vào bối cảnh nạn đói năm 1945 mới cảm nhận sâu sắc được vẻ đẹp của con người, những khát vọng cao đẹp thắp sáng cho hiện thực u tối, chết chóc.
- Lí luận văn học nghiên cứu bản chất, chức năng xã hội và chức năng thẩm mĩ, cũng như những quy luật của sáng tác văn học, xây dựng phương pháp luận nghiên cứu văn học và phương pháp phân tích tác phẩm văn học,... lí luận văn học được thể hiện bằng hàng loạt thuật ngữ, khái niệm.
- Các thuật ngữ, khái niệm này có ở :
Chẳng hạn, những thuật ngữ như đề tài, chủ đề, hình tượng, tự sự, trữ tình, anh hùng ca, điển hình, hư cấu, tiểu thuyết, lãng mạn, ước lệ, tượng trưng,...
- Trong quá trình tích luỹ kiến thức lí luận văn học, để vận dụng vào bài làm được tốt, cần chú ý hai điểm sau đây:
Ví dụ, khi gặp các thuật ngữ chủ đề, đề tài hay nhân vật, hãy tự đặt ra và tìm cách lí giải các câu hỏi như:
Thế nào là đề tài? Thế nào là nhân vật trong tác phẩm văn học? Đề tài khác với chủ đề ở chỗ nào? Đề tài và chủ đề có ý nghĩa như thế nào trong việc tìm hiểu tác phẩm văn học?
Nhân vật trong tác phẩm văn học có những loại nào? Tại sao lại chia ra các loại nhân vật như thế?
- Để có năng lực tiếp nhận, còn cần trang bị rất nhiều kiến thức văn hóa phổ thông cơ bản khác.
- Nhà văn lớn bao giờ cũng đồng thời là nhà văn hóa. Tác phẩm văn học lớn là sự kết tinh của những giá trị văn hóa tổng hợp.
- Để có vốn văn hóa tổng hợp, cần biết vận dụng các tri thức của nhiều môn học khác như lịch sử, địa lí, mĩ thuật (nhạc, họa), kể cả kiến thức từ các môn khoa học tự nhiên và đặc biệt là qua các phương tiện công nghệ thông tin, truyền thông (ICT) như internet, truyền hình, báo chí, sách vở,...
- Ngoài ra, người cảm thụ tác phẩm cũng rất cần những hiểu biết về chính trị - đời sống, những kinh nghiệm và sự từng trải cá nhân.
- Ngoài việc nắm vững kiến thức, cần rèn luyện để có cách thức tiếp nhận văn bản văn học. Kĩ năng tiếp nhận văn học thể hiện ở khả năng biết cảm thụ, nhận biết, chỉ ra và lí giải được cái hay, cái đẹp của văn bản văn học một cách chính xác, độc đáo, giàu sức thuyết phục.
- Văn bản văn học là một loại văn bản đặc biệt. Nó phản ánh cuộc sống, con người thông qua phương tiện nghệ thuật ngôn từ. Muốn hiểu được cái hay, cái đẹp về nội dung của văn bản văn học trước hết người đọc phải thông qua ngôn từ, vượt qua được bức tường ngôn ngữ và thấy được tác dụng của các hình thức nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
- Như thế, muốn hiểu văn bản văn học, muốn mở cánh cửa bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm, phải biết cách; phải rèn luyện nhiều để có kĩ năng tiếp nhận loại văn bản này.
- Nguyên tắc hàng đầu của tiếp nhận văn bản văn học là không được thoát li văn bản - không được suy diễn một cách tuỳ tiện, thiếu cơ sở - mà phải dựa vào câu chữ và các biểu hiện hình thức của văn bản.
- Một số yếu tố cơ bản mà bất kì nhà văn nào cũng phải sử dụng. Nghĩa là khi đọc - hiểu, phân tích, cảm nhận văn bản văn học phải dựa vào các yếu tố này để chỉ ra thông điệp nội dung và ý nghĩa của văn bản đó. Các yếu tố đó là:
Mỗi văn bản văn học được viết theo một thể loại nào đó và thể loại ấy sẽ "buộc" tác giả lựa chọn một số yếu tố hình thức nghệ thuật phù hợp nêu trên để thể hiện nội dung.
- Quy trình phân tích, cảm thụ (tiếp nhận) một văn bản văn học rất đạ dạng và phong phú, tuy nhiên trong nhà trường phổ thông, trước hết, HS cần rèn luyện theo quy trình ba bước mà nhiều người đã tổng kết (thường gọi là quy trình tổng - phân - hợp):
- Kể lại cốt truyện và diễn xuôi nội dung bài thơ. Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ nhưng người viết lại chỉ tập trung kể lại câu chuyện trong đó như là bản tóm tắt tác phẩm; hoặc phân tích bài thơ Tây Tiến thì diễn xuôi nội dung bài thơ ấy thành văn xuôi.
- Không nắm được nội dung cụ thể của tác phẩm (không đọc hoặc nhớ không chính xác) dẫn đến tình trạng lẫn lộn tên nhân vật, các chi tiết, tên tác phẩm và trích dẫn thơ sai,...
- Chỉ nêu nội dung không thấy vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật.
- Tách nội dung ra khỏi nghệ thuật, không thấy mối liên hệ và không chỉ ra nội dung từ các hình thức nghệ thuật. Bài viết thường để gần cuối mới nói về nghệ thuật một cách chung chung, chẳng liên quan gì đến những nội dung vừa nêu ở phần trên.
- Suy diễn cứng nhắc, gượng ép, thậm chí thô thiển về nội dung, ý nghĩa cũng như tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong văn bản.
⇒ Nắm chắc cách thức phân tích, cảm nhận văn bản văn học sau đó luyện tập nhiều sẽ tránh được những sai sót vừa nêu.