Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên, nén một tiếng thở dài. Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Hắn quay lại nhìn thị cười cười:
- Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!
Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo. Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả:
- Ngồi đây!... Ngồi xuống đây, tự nhiên...
Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường. Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu. Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng không hiểu sao hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra sân gắt lên:
- Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết!
Hắn loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà. Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần.
Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?...”. Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình. Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận ấy thế mà thành vợ thành chồng…
(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
- Nêu vấn đề nghị luận: Đoạn trích đã miêu tả tâm trạng của Tràng và thị khi Tràng dẫn thị về nhà mình. Từ đó, đoạn trích đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
1. Khái quát:
- Khái quát tác giả, tác phẩm (Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn và nền văn học).
- Tóm tắt để đến đoạn trích cần phân tích.
2. Phân tích đoạn trích:
* Gia cảnh nghèo đói nhà bà cụ Tứ:
⇒ Như một ngôi nhà hoang thiếu sinh khí, nó là hình ảnh đại diện cho sự tận cùng của một gia đình nghèo đói, đang đứng bên bờ vực của cái chết.
⇒ Đoạn văn miêu tả gia cảnh khốn khổ của nhà bà cụ Tứ đã tạo ra một tình huống rất nghịch lí, éo le. Đây chính là phông nền, là thước đo để đánh giá cách ứng xử của các nhân vật, đặc biệt là người vợ nhặt.
* Diễn biến tâm trạng của thị:
- Nén tiếng thở dài – nhếch mép cười nhạt nhẽo: đó là điệu cười, tiếng cười của một con người đã bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu “tránh vở dưa, gặp vở dừa”. Cười cho cái số kiếp đen đủi của mình khi cái đói cứ bám riết lấy thị, không buông tha. Thị chạy đến đâu, cái đói cũng chạy theo. Ngay cả khi thị hạ thấp nhất bản thân để mang tiếng theo không Tràng trở thành vợ nhặt, đau đớn chua xót, thế mà cái đói không tha cho thị. Tuy nhiên, điều tế nhị là thị đã không để tiếng thở dài đó lộ ra mà nén nó để giấu đi sự thất vọng, ko làm tổn thương đến Tràng
⇒ Cách ứng xử rất tế nhị.
- Ngượng nghịu – bần thần – rất buồn.
- Lúc này thị đứng trước hai sự lựa chọn
* Diễn biến tâm trạng của Tràng:
Ngượng ngùng trước gia cảnh – mời thị ngồi xuống tha thiết – ngượng nghịu – tây ngây – sờ sợ - lầm lét – nhìn trộm vào nhà – lòng dấy lên những câu hỏi: Quái sao nó lại buồn thế nhỉ? Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ”
⇒ Tâm trạng lo lắng, sợ hãi, sợ thị sẽ bỏ đi, mình sẽ mất cơ hội được làm chồng, được hưởng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình
⇒ Nỗi sợ xuất phát từ niềm khao khát hạnh phúc bỏng cháy. Càng khao khát bao nhiêu, Tràng lại càng sợ bấy nhiêu.
* Tiểu kết:
- Đoạn văn ngắn, khá đặc sắc, đã diễn tả tinh tế diễn biến tâm trạng của Tràng và thị trong tình huống rất éo le, trớ trêu.
- Trong đoạn văn, đã ánh lên niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình của Tràng và thị.
- Góp phần làm nối bật tư tưởng chủ đề của truyện: Trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn hương tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.
⇒ Tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
3. Đánh giá:
- Đánh giá về nội dung: Nét đặc sắc của đoạn trích chính là việc tác giả đã miêu tả cách ứng xử của những người đói bên bờ vực cái chết rất tinh tế, sâu sắc. Mặc dù, bị dồn vào đường cùng, bị đẩy vào tình huống éo le, nhưng họ vẫn tìm cho mình một cách ứng xử rất phù hợp, sâu sắc. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, những con người trong nạn đói cũng không từ bỏ khát vọng sống, vẫn luôn tìm được lí do để vươn lên cái đói, cái khát, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng. Đây là điểm sáng trong cách tiếp cận những người nông dân trong nạn đói của nhà văn Kim Lân. Chính điều này tạo nên điểm sáng nhận văn, thứ ánh sáng đủ sức nâng giấc những con người cùng đường tuyệt lộ.
- Đánh giá về nghệ thuật: Để tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, tác giả đã tạo nên một tình huống truyện độc đáo, éo le; xây dựng đối thoại sinh động, hấp dẫn; ngôn ngữ quê kiểng nhưng sử dụng rất đắc địa; đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật rất sắc sảo. Điều đặc sắc nhất của đoạn trích là tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, ông đã miêu tả bằng sự hiểu biết của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng, bằng tấm lòng của một nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy”.
4. Nhận xét giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Giải thích: Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của các tác phẩm chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những nỗi đau của con người và cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, đồng thời thể hiện sự nâng niu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn và niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người.
- Biểu hiện:
- Đánh giá: Đó là giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, góp phần làm nên thành công cho tác phẩm.
Khẳng định lại vấn đề nghị luận, giá trị của đoạn trích/tác phẩm.