Khi giặc tra tấn mẹ con Mai: “Hai bàn tay anh bíu chặt lấy gốc cây khi bọn lính, mười thằng, dẫn Mai ra giữa sân”; “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay”; “Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai.”
Khi bị giặc đốt mười đầu ngón tay: “Mười ngón tay Tnú đã thành mười ngọn đuốc …Tnú không thèm, không thèm kêu van”; “Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ. Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đó.”
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm Rừng xà nu và nhân vật Tnú, đôi bàn tay Tnú.
2.1. Khái quát chung:
- Ở Tnú hình tượng đôi bàn tay mang dấu ấn tính cách, cuộc đời: Đôi bàn tay Tnú như một “Bản lí lịch trích ngang” về cuộc đời anh.
2.2. Phân tích cụ thể:
- Khi giặc tra tấn mẹ con Mai: “Hai bàn tay anh bíu chặt lấy gốc cây khi bọn lính, mười thằng, dẫn Mai ra giữa sân”; “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay”; “Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai.”
⇒ Giặc tra tấn mẹ con Mai nằm trong âm mưu thâm độc của kẻ thù muốn bắt Tnú, muốn tiêu diệt tận gốc nhân vật là thủ lĩnh cách mạng lãnh đạo dân làng Xô Man chống lại chúng.
⇒ Ý nghĩa: Giặc bắt vợ con Tnú tra tấn dã man hòng lung lạc tinh thần anh. Đây là một trong hai hoàn cảnh khắc nghiệt đối với cuộc đời Tnú. Chứng kiến cảnh ấy, Tnú đã tay không xông ra cứu vợ con bằng đôi bàn tay “rộng lớn như hai cánh lim chắc” của mình. Động lực ghê gớm ấy chỉ có thể được khơi nguồn từ trái tim cháy bỏng ngọn lửa yêu thương và ngọn lửa căm thù… Song, chỉ với hai bàn tay không Tnú đã không cứu được vợ con, mà cụ Mết và dân làng cũng không cứu được Tnú. Đó là một bi kịch … Lần này, Tnú và dân làng phải chịu những tổn thất, những đau đớn. Tuy nhiên những tổn thất, đau đớn đó chỉ là tạm thời mà thôi. Cuộc đấu tranh hứa hẹn sẽ mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và đi xa hơn về sau này.
⇒ Đây là hoàn cảnh mà đôi bàn tay Tnú còn lành lặn. Đôi bàn tay thể hiện Tnú là một con người sống rất tình nghĩa. Anh là người chồng, người cha đầy trách nhiệm. Đôi bàn tay Tnú là đôi bàn tay căm thù tột độ bọn giặc xâm lược đã tra tấn, giết hại vợ con anh – mối thù của gia đình Tnú đối với kẻ thù.
- Khi bị giặc đốt mười đầu ngón tay: “Mười ngón tay Tnú đã thành mười ngọn đuốc …Tnú không thèm, không thèm kêu van”; “Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ. Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đó.”
⇒ Giặc tra tấn Tnú lần này hòng làm lung lạc ý chí đấu tranh cách mạng của anh và dân làng Xô Man, từ đó Tnú và dân làng sẽ phải hạ vũ khí đầu hàng, chấp nhận thân phận nô lệ. Nhưng không, tội ác của chúng càng làm cho ngọn lửa căm hờn của Tnú, của dân làng bùng cháy lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
⇒ Ý nghĩa:
2.3. Từ hình ảnh đôi bàn tay Tnú qua hai lần miêu tả trên, làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật
- Qua hai lần miêu tả đôi bàn tay Tnú như trên, nhà văn cho thấy sự thay đổi, sự chuyển biến lớn, có ý nghĩa sống còn trong nhận thức, trong hành động của Tnú, của dân làng Xô Man, đồng thời làm sáng tỏ chân lí của thời đại đánh Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”:
⇒ Từ hình ảnh đôi bàn tay Tnú mà tác giả cũng muốn khắc ghi một chân lí: muốn thoát khỏi sự đè nén, áp bức của kẻ thù, muốn được tự do thì chỉ có con đường duy nhất là phải đứng lên đấu tranh với kẻ thù hung bạo.
- Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí cũng là bi kịch của người dân Strá khi chưa giác ngộ chân lí (bà Nhan, anh Xút bị giặc giết hại). Tnú là người có thừa sức mạnh cá nhân nhưng với hai bàn tay không có vũ khí trước kẻ thù hung bạo anh đã không bảo vệ được vợ con và bản thân.
- Tnú chỉ được cứu, dân làng Xô Man chỉ được cứu, được bảo vệ, được giải phóng khi đã cầm vũ khí đứng lên trong đêm đồng khởi để “Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đó.”. (trong hoàn cảnh Tnú bị giặc đốt mười đầu ngón tay).
⇒ Cuộc đời bi tráng của Tnú qua hình ảnh đôi bàn tay gắn chặt với cuộc đời của dân làng Xô Man quê mình, là một minh chứng cho chân lí của thời đại đánh Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” – Phải dùng bạo lực CM để tiêu diệt bạo lực phản CM. Nghĩa là phải đấu tranh vũ trang.
⇒ Hình tượng đôi bàn tay Tnú cũng rất điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của nhân vật này, của dân làng Xô Man, người dân Tây Nguyên đi từ tự phát đến tự giác, từ bóng tối bước ra ánh sáng, từ nô lệ đến tự do trong thời đại chống Mĩ. Nói về sự thay đổi, sự chuyển biến này không thể không nhắc đến vai trò của Đảng, của cách mạng (đại diện là nhân vật Anh Quyết) đã giác ngộ lí tưởng, con đường đấu tranh cho Tnú, cho dân làng Xô Man.
– Tnú đã can đảm vượt lên mọi đau đớn – bi kịch cá nhân, quyết tâm trả thù nhà, đền nợ nước. Câu chuyện về cuộc đời và con đường đi lên của Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc k/c chống đế quốc Mĩ.
– Nguyễn Trung Thành cũng rất thành công trong việc truyền tải, ngợi ca tấm lòng yêu nước, căm thù giặc, sự chuyển biến trong nhận thức về cách mạng, đấu tranh cách mạng của Tnú, của dân làng Xô Man, của người dân Tây Nguyên.