- Đoạn thơ cho thấy tâm hồn nhạy cảm trước bước đi của thời gian; có quan niệm sâu sắc về thời gian: thời gian một đi không trở lại; sống mãnh liệt, yêu hết mình.
- Cách ứng xử trước thời gian: Những dự cảm, lo âu về sự ngắn ngủi của cuộc đời, mong manh của tình yêu không đem lại một cách ứng xử tiêu cực, bi quan mà trở thành nguồn gốc của khát vọng dâng hiến hi sinh trong tình yêu.
- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ “Sóng” nói chung bộc lộ cái tôi cá nhân của thi sĩ Xuân Quỳnh trong tình yêu, đó là cái tôi giàu cảm xúc và khát vọng mãnh liệt .
- Không che dấu, không ngại ngùng, Xuân Quỳnh rất mạnh mẽ, rất hiện đại trong cách bày tỏ khát vọng tình yêu: được vượt lên sự hữu hạn của đời người, được hóa thân vào con sóng bất tử, được hi sinh, dâng hiến, được tan chảy vào bờ cõi không giới hạn.
- Qua cách bày tỏ tình yêu ấy, ta thấy hiện lên một Xuân Quỳnh với một trái tim yêu cháy bỏng, một tâm hồn yêu nồng nàn, rất mạnh mẽ mà cũng rất chân thật, rất đời, rất “người”.
- Người con gái khi yêu luôn xuất hiện cùng lúc nhiều trạng thái cảm xúc, đôi khi cóthể mâu thuẫn nhau.
- Khi yêu, họ sẽ luôn muốn hiểu được người yêu, hiểu mình và hiểu tình yêu của mình dù biết rằng tất cả những băn khoăn đều không dễ dàng giải đáp.
-Tình yêu của họ luôn nồng nàn, say đắm.
- Xuân Quỳnh thể hiện 1 quan niệm tình yêu mang tính chất truyền thống. Biểu hiện cụ thể qua nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu được ẩn dụ kín đáo qua hình tượng sóng. Tình yêu còn gắn liền với sự chung thủy, với khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc.
- Bên cạnh đó, bài thơ thể hiện quan niệm mới mẻ hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu. Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ. Người phụ nữ khi yêu chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”, khao khát kiếm tìm một tình yêu lớn của cuộc đời, dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời, với khát khao được “tan ra” để hòa vào “biển lớn tình yêu”.
- Hai quan niệm này không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng.
- Quan niệm ấy thể hiện qua thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu mang âm điệu của sóng, hình ảnh ẩn dụ của “sóng” mang tính chất biểu tượng.
⇒ Quan niệm ấy đã góp phần tạo nên thành công cho thi phẩm, tạo dấu ấn trong phong cách thơ Xuân Quỳnh, qua đó người đọc thấy được khát vọng tình yêu cao đẹp là khát vọng sống vô cùng nhân văn.
- Tuổi trẻ vẫn phát huy được vẻ đẹp của tình yêu trong bài thơ:
- Tuy nhiên có một số bạn trẻ quan niệm sai lầm trong tình yêu: Họ thực dụng trong tình yêu…cần phê phán.
- Ở hai khổ đầu, sóng chỉ đơn thuần là một chi tiết nghệ thuật được nhân vật trữ tình chiêm ngưỡng với những suy ngẫm sâu xa để từ đó phát hiện giữa sóng và em có những tương đồng đến kì lạ: đầy phức tạp, bí ân nhưng đã khái quát hóa thành quy luật trường tồn.
- Đến hai khổ cuối, sóng không còn đóng vai một đối tượng khơi gợi cảm xúc nữa mà thật sự đã trở thành một hình tượng song hành, đồng hiện cùng với hình tượng “em”. Khát vọng của em đã tan ra thành “trăm con sóng”; giai điệu của sóng cũng là lời bài hát ca ngợi một tình yêu trường tồn để âm giai của cả em và sóng cùng hòa nhịp đến vĩnh hằng “ngàn năm còn vỗ”.
- Em ở hai khổ thơ đầu là một cái tôi đang nung nấu một tình yêu cháy bỏng, đầy cung bậc cảm xúc. Cái tôi ấy dễ dàng rung động trước hình ảnh giầu tính biểu cảm với tình yêu như sóng và cái tôi ấy cũng ẩn chứa bao giai điệu đẹp của khát vọng, của những nỗi bồi hồi trong trái tim của một cô gái trẻ.
- Đến hai khổ cuối, qua một hành trình đồng hành cùng sóng với những bí ẩn không lời đáp, với nỗi nhớ, với khát khao vượt qua tất cả để hướng về nhau, cái tôi tình yêu trong em dường như đã có sự trưởng thành. Không còn là một cái tôi đầy xúc cảm phức tạp nữa mà suy tư của em đã tập trung cho những lo âu, trăn trở về một cuộc đời ngắn ngủi, hữu hạn có thể biến tình yêu thành điểm chết tuyệt vọng. Đó vẫn là một cái tôi đầy mãnh liệt, khao khát nhưng không phải từ một ái tình liều lĩnh, bất chấp mà là cái tôi muốn hòa vào sự bất tử của thiên nhiên để hát mãi khúc tình ca.
- Em và sóng từ hai hình tượng tách bạch, đơn lẻ đã có sự hòa quyện, đồng điệu trong ngòi bút đầy tinh tế. Sự vận động của hai hình tượng cũng là sự chuyển biến trong mạch cảm xúc của Xuân Quỳnh, nhà thơ vốn dĩ đã đầy khao khát yêu thương.
- Bộc lộ cái tôi tràn đầy khát vọng đắm say, một cái tôi luôn chủ động kiếm tìm trong tình yêu để vươn lên cái bao la của sự tự do…
- Vượt thoát khỏi những ràng buộc khắc nghiệt mà lễ giáo phong kiến bấy lâu nay kìm hãm tình yêu tự do trong sáng của con người.
- Đi tìm cội nguồn của con sóng tình yêu, thể hiện quan niệm muốn khám phá đến tận cùng, khao khát tìm hiểu đến bến bờ vô tận của tình yêu.
- Xây dựng hai hình tượng sóng đôi: sóng và em, tình yêu bởi thế có lúc được thể hiện trực tiếp, có lúc thể hiện qua cách nói ẩn dụ.
- Xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình – nguời phụ nữ vừa mang chiều sâu của tình cảm vừa có sự nặng trĩu của lí trí; vừa có sự lo âu, vừa có sự tin tưởng về tình yêu. Tất cả được thể hiện qua cách nói mộc mạc, dung dị, gần gũi.
- Qua hình tượng sóng, bài thơ khắc họa vẻ đẹp tình yêu của người phụ nữ: thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt qua thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người.
- Từ đó ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình, cái tôi Xuân Quỳnh chân thành đằm thắm, mãnh liệt và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
- Tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ viết về người phụ nữ .Vừa mang nét hiện đại vừa có nét truyền thống. Mạnh mẽ, tạo bạo nhưng vẫn nhưng vẫn say đắm, dịu dàng, thủy chung.
Từ đoạn trích, người đọc thấy được những quan niệm, khát vọng về tình yêu, hạnh phúc mãnh liệt có cả những dự cảm âu lo của nữ sĩ. Những câu thơ giống hệt như những giọt nước sau cơn mưa qua còn đọng lại trên lá cây, gieo vào lòng người đọc những rung động ngọt ngào. Có khả năng khơi gợi trong lòng độc giả về niềm tin vào hạnh phúc, kết quả tốt đẹp của tình yêu...Tất cả những yếu tố đó được thể hiện bởi một hình thức nghệ thuật độc đáo: Ngôn ngữ trong sáng, lắm khi mộc mạc như một lời nói thường; tâm tình được bộc bạch tự nhiên, chân thành;giọng thơ biến hóa đa dạng- lúc cồn cào da diết, khi lắng trầm suy tư, lúc cuộn dâng khắc khoải…nhưng đều hội tụ ở cái đằm thắm, dịu dàng, nữ tính. Đó cũng chính là những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ của Xuân Quỳnh.