Đề 2: Cảm nhận về nhân vật Tnú trong đoạn trích: "Một ngón tay Tnú... sẽ không kêu! Không!"

Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Tnú trong đoạn trích sau:

“Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.

Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng.

Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lười. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người Cộng sản không thèm kêu van...” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!”

(Trích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục)

Từ đó, nhận xét khí phách kiên cường, gan dạ qua hình ảnh đôi bàn tay của người cách mạng Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận:

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề, thể hiện được cảm xúc cá nhân.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Cảm nhận hình tượng nhân vật Tnú, từ đó nhận xét được khí phách kiên cường, gan dạ qua hình ảnh đôi bàn tay của người cách mạng Tnú.

c. Triển khai vấn đề

(1) Khái quát về tác giả, tác phẩm: Nguyễn Trung Thành đã rất thành công với nghệ thuật điển hình hóa nhân vật, đặc biệt là Tnú với hình ảnh mười ngón tay bị đốt cụt, mỗi ngón một đốt, có thể coi là trung tâm của mọi vẻ đẹp của nhân vật.

(2) Cảm nhận hình tượng nhân vật Tnú:

* Nội dung:

- Lúc còn nhỏ: đó là bàn tay kiên trì làm nương phát rẫy, rồi lấy đá đập vào đầu mình cho máu chảy ra. Đó là bàn tay cầm phấn viết chữ của anh Quyết dạy cho và đặt lên bụng mình mà nói: “Công sản ở đây này”.

⇒ Đây là đôi bàn tay chí nghĩa bàn tay không biết phản bội bao giờ.

- Đó là đôi bàn tay của sự yêu thương sâu thẳm. Đôi bàn tay ấy từng được Mai nắm chặt mà khóc bằng những giọt nước mắt nóng bỏng yêu thương. Bàn tay ấy đã xé tấm dề để Mai địu đứa con thơ và dang rộng vòng tay lần cuối đón mẹ con Mai vào lòng trước khi giặc đốt 10 đầu ngón tay Tnú.

- Đôi bàn ta của sự đau thương, mất mát và sự kiên cường, mạnh mẽ:

  • Giặc đốt bàn tay Tnú nhưng anh không hề kêu rên một tiếng nào, trong mắt anh là sự kiên cường, thủy chung với cách mạng, không chịu khuất phục trước quân giặc hung tàn.
  • Bàn tay trở thành chứng tích của tội ác và lòng hận thù mà Tnú mang theo suốt cả cuộc đời.

- Đôi bàn tay của người anh hùng, của lý tưởng cách mạng: Lòng hận thù biến bàn tay Tnú thành bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn có thể cầm giáo cầm súng để Tnú lên đường rửa hận và cuối cùng cũng chính bàn tay ấy đã siết vào cổ họng tất cả những thằng Dục ác hơn cả dã thú. Tnú đã nói với kẻ thù “Tao có súng đây, tao có cả dao găm đây nhưng tao không giết mày bằng súng tao không đâm mày bằng dao nghe chưa Dục. Tao giết mày bằng 10 ngón tay cụt này thôi tao bóp cổ mày thôi”.

- Đôi bàn tay Tnú là đôi bàn tay của lịch sử của số phận trở thành biểu tượng cho sức sống bất khuất sức sống mãnh liệt của Tnú và dân làng Xô Man, sức sống ấy như những khu rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương mà vẫn tươi xanh bát ngát trải xa tít tắp tận chân trời.

* Nghệ thuật:

- Phép liệt kê, tăng tiến: Tố cáo mạnh mẽ tội ác của quân giặc.

- Hình ảnh biểu tượng bi hùng, giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn.

(3) Nhận xét:

- Những ngón tay bị đốt trở thành những ngọn đuốc sống, gợi vẻ đẹp bi hùng, đậm chất sử thi và lãng mạn.

- Ngón tay thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trong cuộc chiến đấu không cân sức với kẻ thù.

  • 34 lượt xem
Sắp xếp theo