* Tên thật: Nguyễn Kim Thành. Bút danh: Tố Hữu.
* Quê hương:
- Vùng đất nghèo, nhưng phong cảnh thiên nhiên thơ mộng hữu tình.
- Vùng quê giàu truyền thống văn hóa, gồm văn hóa dân gian và văn hóa cung đình.
* Gia đình: Nhà nho nghèo.
- Cha: nhà nho lỡ thời, kiếm sống vất vả, có hứng thú sưu tầm ca dao.
- Mẹ: con nhà nho, thuộc nhiều dân ca.
- Từ nhỏ, Tố Hữu đã sống trong bầu không khí ca dao, hơi thơ dân tộc thấm vào ông từ ngày còn nhỏ, có ảnh hưởng rất lớn tới hồn thơ Tố Hữu sau này nhất là tính dân tộc đậm đà và giọng điệu thơ ông: giọng tâm tình ngọt ngào tiếng nói của tình thương mến.
* Nét chính trong cuộc đời:
- 14 tuổi học Quốc học; Chịu ảnh hưởng của phong trào thơ mới (thơ lãng mạn).
Quan trọng hơn là chịu ảnh hưởng của cách mạng. Được giác ngộ sớm. Là một thanh niên tiểu tư sản yêu nước, Tố Hữu cũng cảm thấy ngột ngạt trong cuộc đời tù túng, cũng băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời. Đang vơ vẩn tìm đường, may mắn ông đến với cách mạng, với sách báo tiến bộ. Được dìu dắt, ông gia nhập Đoàn thanh niên cộng sản, say mê tuyên truyền giác ngộ cách mạng, và bắt đầu làm thơ.
- 1938 nhập Đảng cộng sản. Tháng 4/1939: bị bắt ở Huế trong một đợt khủng bố
Đảng cộng sản, bị giam ở nhiều nhà tù miền Trung và Tây nguyên. Được thử thách tôi luyện trong nhà tù tàn khốc, Tố Hữu có dịp rèn luyện phẩm chất người cộng sản và trưởng thành trở thành người cộng sản kiên trung.
- Tháng 3/1942: vượt ngục Đắclay, tìm về Thanh Hoá bắt liên lạc tiếp tục hoạt động cách mạng trong sự che chở của quần chúng (Mẹ Tơm).
- 1945: trở về Huế, lãnh đạo phong trào cách mạng thành công cuộc tổng khởi nghĩa ở quê hương
- 1946: lên Việt Bắc, tiếp tục hoạt động văn nghệ, làm thơ.
- Hoà bình: giữ cương vị cao trong bộ máy lãnh đạo, làm thơ phục vụ cuộc kháng chiến.
- Năm 1996: được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
* Bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ cách mạng, gắn liền với lí tưởng cộng sản và cuộc đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trong suốt hơn 40 năm.
* Các giai đoạn thơ song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng suốt hơn 40 năm, thể hiện sự vận động tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ từ một thanh niên yêu nước trở thành một chiến sỹ cộng sản kiên cường. Cùng thời với các nhà thơ mới, nhưng con đường thơ của Tố Hữu khác hẳn với con đường của các nhà thơ mới. Vì nó gắn liền với lí tưởn cộng sản và cuộc đấu tranh cách mạng. Thơ Tố Hữu là thơ mới của người cách mạng.
a. Chặng 1: Từ lúc giác ngộ cách mạng đến sau CMT8 (1937-1946) - Tập “ Từ ấy”
* Nhan đề “Từ ấy”: Từ lúc giác ngộ cách mạng đi theo Đảng.
* Đây là tập thơ đầu tay, sáng tác trong khoảng 10 năm, gồm 72 bài, phản ánh bước đường đi lên của cách mạng Việt Nam và sự tu dưỡng trưởng thành của người thanh niên yêu nước trở thành chiến sỹ cộng sản kiên cường. Chia 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng
- "Máu lửa": Từ 10/1937 đến 4/1939. Gồm 28 bài
- “Xiềng xích”: Từ 4/1939 đến 3/1942. Gồm 30 bài, sáng tác trong tù.
- “Giải phóng”: gồm 14 bài, sáng tác từ 1942 đến sau CMT8.
b. Chặng 2: Trong kháng chiến chống Pháp( 1946-1954) - Tập “Việt Bắc”
* Nội dung: “Việt Bắc” là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến phản ánh những chặng đường gian lao anh dũng cho tới ngày thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ. Theo sát cuộc kháng chiến, Tố Hữu đã thể hiện thành công được:
- Hình ảnh và tâm tư của quần chúng kháng chiến. Đó là anh bộ đội hiền lành mà dũng cảm làm lên chiến thắng lẫy lừng (Cá nước, Lên Tây Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên); Là người phụ nữ kháng chiến (Phá đường); người mẹ nông dân gắn bó với kháng chiến, yêu con yêu nước (Bà mẹ Việt Bắc, Bầm ơi, Bà bủ); Là em bé liên lạc hồn nhiên anh dũng ngã xuống đồng ruộng quê hương (Lượm); Nhưng tập trung tiêu biểu cho vẻ đẹp và sức mạnh của dân tộc là Bác Hồ
- Tập thơ còn kết tinh được những tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến, mà bao trùm là lòng yêu nước.Tình cảm ấy thấm sâu vào mọi quan hệ cuộc sống, biểu hiện nhiều trạng thái cung bậc phong phú, đa dạng, chi phối mọi tình cảm khác của con người Việt Nam. Đó là tình quân dân thắm thiết, tình đồng chí đồng bào, tình miền ngược miền xuôi, tình với lãnh tụ… Tất cả có thể gọi chung là nghĩa tình cách mạng.
* Nghệ thuật:
- Tập thơ giàu tính dân tộc: Thể thơ dân tộc, ngôn ngữ hình ảnh thơ gần gũi, giàu nhạc điệu.
- Cuối cuộc kháng chiến, thơ Tố Hữu phát triển theo khuynh hướng sử thi, khái quát tổng hợp, nhiều bài mang cảm hứng sử thi mãnh liệt, âm hưởng anh hùng ca.
- Tập thơ là đỉnh cao của thơ Tố Hữu cũng như thơ ca kháng chiến chống Pháp.
c. Chặng 3: Thời hoà bình xây dựng CNXH (1955-1965) - Tập “ Gió lộng”
* Nội dung: Thơ Tố Hữu bám sát đời sống chính trị của đất nước, những nhiệm vụ của cách mạng, hướng vào hai chủ đề lớn, hai nguồn cảm hứng lớn là:
- Niềm vui tin yêu cuộc đời, ngợi ca cuộc sống mới, con người mới trên miền bắc XHCN.
- Hướng về miền Nam đau thương, thể hiện tình cảm đau xót, nỗi nhớ thương, niềm tự hào, ý chí thống nhất đất nước- Chủ đề này thơ Tố Hữu hay hơn, có nhiều bài xúc động.
Ngoài ra, Tố Hữu còn viết về nghĩa tình cách mạng, ân tình trong quá khứ và tình cảm quốc tế với các nước anh em (Mẹ Tơm).
* Nghệ thuật: Tràn đầy tình cảm lãng mạn, khuynh hướng sử thi, niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc đời của cái tôi công dân với Tổ quốc.
* Hạn chế: Có xu hướng lý tưởng hoá đời sống, thể hiện cách nhìn cuộc sống một chiều đơn giản, nhiều bài mang nội dung chính trị khô khan.
d. Chặng 4: Trong kháng chiến chống Mỹ (1965-1977) - tập thơ “Ra trận”,”Máu và hoa”.
* Nội dung:
- Thơ Tố Hữu làm nhiệm vụ cổ vũ, ngợi ca cuộc kháng chiến ở 2 miền Nam Bắc, là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công, là lời cổ vũ kêu gọi hào hùng, lời khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Ông có nhiều phát hiện về vẻ đẹp của Tổ quốc và con người Việt Nam trong kháng chiến.
- Nhiều bài xúc động về Bác Hồ, viết với cảm hứng ngợi ca, tự hào và nỗi xót thương vô hạn. (Bác ơi, Theo chân Bác)
* Nghệ thuật: Đậm chất chính luận, chất sử thi hào hùng, mang âm hưởng anh hùng ca.
e. Chặng 5: Sau 1975. “Ta với ta”, “Một tiếng đờn”
Tóm lại, bám sát đời sống chính trị của đất nước trong suốt hơn 40 năm, thơ Tố Hữu có thể coi là cuốn biên niên sử bằng thơ về cách mạng Việt Nam.
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản, nên thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình - chính trị. Bản chất thơ Tố Hữu là thơ chính trị, nhưng được ông thể hiện rất nhuần nhị trữ tình.
* Mục đích làm thơ: để phục vụ cho cách mạng, tuyên truyền cho nhiệm vụ chính trị của đất nước, cho sự thắng lợi của lí tưởng cộng sản. Vì Tố Hữu là nhà thơ - chiến sỹ. “Tả tình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay chuyện người cũng chỉ để nói cho được cái lí tưởng cộng sản ấy ” (Chế Lan Viên). Thơ Tố Hữu có sự thống nhất giữa tuyên truyền cách mạng và cảm hứng trữ tình. Nguyên nhân:
* Đề tài cảm hứng: Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng đề tài từ đời sống chính trị của đất nước, từ quá trình hoạt động cách mạng của bản thân, trên cơ sở sự rung động của cảm xúc tâm hồn thực sự. Trong thơ Tố Hữu, mọi cảm xúc đều bắt nguồn từ vấn đề chính trị, những vấn đề chính trị qua trái tim nhạy cảm của Tố Hữu đều trở thành cảm hứng thực sự. Trong thơ ô, con người, cuộc sống đều được khám phá cảm nhận trên phương diện chính trị, trong mối quan hệ với cuộc đấu tranh cách mạng, với lí tưởng cộng sản, với lẽ sống, ân tình cách mạng, mà tình cảm được nhà thơ lưu tâm thể hiện thắm thiết nhất, say mê nhất là tình yêu nước, những tình cảm cách mạng. Nhân vật của ông đẹp ở hành động cách mạng.
⇒ Với nội dung chính trị ấy, ta nói Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng và những người cách mạng.
a. Khuynh hướng sử thi: Bắt đầu xuất hiện ở cuối tập “Việt Bắc”,nổi bật ở “Gió lộng”. “Ra trận”,”Máu và hoa”.
* Cái tôi trữ tình: Ngay từ đầu là cái tôi - chiến sỹ, cái tôi nhân danh người chiến sỹ để say mê tuyên truyền vận động cách mạng. Càng về sau phát triển thành cái tôi - công dân, cái tôi- cán bộ, cái tôi- dân tộc, cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh đảng, nhân danh thời đại, nghĩa là cái tôi mang tầm vóc sử thi. Thơ Tố Hữu là tiếng lòng của người chiến sỹ, người công dân, người cán bộ, tiếng nói của cả dân tộc và thời đại. Nhà thơ đã nói hộ tiếng nói của cả dân tộc Việt Nam.
* Nhân vật trung tâm: Là con người đại diện cho lý tưởng, thể hiện tập trung những phẩm chất cao đẹp của giai cấp, của cộng đồng, càng về sau càng mang tầm vóc lịch sử, thời đại vô cùng cao đẹp, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại. Đây là con người của đời sống cách mạng, của sự nghiệp chung, con người lý tưởng, ít chú ý con người đời tư đời thường.
* Vấn đề: là những vấn đề lớn, cốt yếu của đời sống cách mạng, của dân tộc, của thời đại, ít chú ý vấn đề riêng tư nhỏ hẹp đời thường.
* Giọng điệu: hào hùng tráng lệ, hình ảnh bay bổng, kỳ vĩ mĩ lệ, thiên về ngợi ca.
b. Cảm hứng lãng mạn: Đây không phải lãng mạn thoát li đời sống, là lãng mạn cách mạng bắt rễ từ hiện thực, và tin chắc vào tương lai. Biểu hiện:
- Ngợi ca phương diện lý tưởng của cuộc sống và con người. Hiện thực và con người được miêu tả đẹp hơn bản thân nó.
- Hướng về tương lai bằng tinh thần lạc quan phơi phới.
- Thơ Tố Hữu vì thế có những hình tượng nghệ thuật bay bổng, tác dụng khơi dậy niềm vui, niềm tin, mơ ước ở cuộc đời, tương lai, ở cách mạng.
* Là thơ cách mạng, thơ chính trị, nhưng giọng thơ Tố Hữu rất ngọt ngào tha thiết, mượt mà, đằm thắm, ý nhị, duyên dáng, có cách nói sóng sánh, đưa đẩy của ca dao, lẫn hơi thơ Truyện Kiều, từng đi vào lời ru. Thơ chính trị mà có nhịp ru, ngọt ngào đằm thắm như lời ru.
* Biểu hiện: Khi trò chuyện, tâm sự, kêu gọi, tuyên truyền bất cứ đối tượng nào, Tố Hữu có lối xưng hô rất ngọt ngào, thân thiết, dịu nhẹ, cho dù với thiên nhiên. Rất nhiều hô ngữ: “ơi”. Chính nó đã tạo ra giọng điệu thơ ngọt ngào, đằm thắm, tha thiết, trữ tình.....
* Nguyên nhân: Có được giọng ấy là do:
- Ông chịu ảnh hưởng chất Huế: Ông thừa hưởng điệu tâm hồn của người xứ Huế, ngọt ngào, tha thiết, cách nói dịu dàng dễ thương.
- Quan niệm của ông về thơ: Thơ là tiếng lòng của một người đến với một người có sự cảm thông dựa trên sự đồng điệu. “Tôi phải lòng đất nước nhân dân tôi, nên nói về đất nước về nhân dân như nói với người đàn bà mà tôi yêu” .
a. Nội dung
* 5 tập thơ trải suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam từ những năm 30 đến sau 1975,thơ Tố Hữu theo sát nhiệm vụ chính trị của đất nước. Bởi vậy thơ Tố Hữu phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, tổ quốc Việt Nam, hiện thực cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 40 năm.
* Thơ Tố Hữu còn thể hiện được những tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam trong thời đại cách mạng, và đưa tình cảm ấy hoà nhập tiếp nối vào tư tưởng tình cảm truyền thống đao lý dân tộc Việt Nam.
b. Hình thức nghệ thuật:
* Thể loại: Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể thơ nhưng đặc biệt thành công ở những thể thơ dân tộc. Ông nhuần nhuyễn thể 6/8, thể 7/7/6/8. Những bài thơ hay nhất đều làm theo thể thơ dân tộc. Có những bài 4 tiếng, 5 tiếng mang hơi hướng đồng dao. Có những bài 6/8 ngọt ngào tha thiết kết hợp hơi ca dao và hơi thơ cổ điển, có biến hoá vần điệu, nhịp điệu để thể hiện những nội dung tình cảm cách mạng.
* Ngôn ngữ hình ảnh: Tố Hữu không mạnh ở sáng tạo từ ngữ, ông hay sử dụng ngôn ngữ hình ảnh, cách nói gần gũi của dân tộc Việt Nam: Những ước lệ, ví von, so sánh, ẩn dụ rất quen thuộc nhưng có khả năng biểu đạt nội dung tình cảm mới mẻ của người cách mạng.
* Nhạc điệu:Thể hiện chiều sâu của tính dân tộc. Ông biết phát huy triệt để tính nhạc sẵn có trong tiếng Việt. Ông biệt tài dùng vần, từ láy, phối thanh, nhịp để tạo ra nhạc phong phú cho lời thơ. Nhưng quan trọng là thứ nhạc ngôn ngữ ấy phù hợp với nhạc bên trong, là nhạc lòng, nhạc tâm hồn, với nội dung cảm xúc của nhà thơ. Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hoà hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca.
Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hoà hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca.