- Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, có nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
- Khuynh hướng sử thi là cụm từ chỉ sự vay mượn một số đặc điểm nghệ thuật sử thi của một số thể loại văn học như tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ trong những giai đoạn văn học sau thời sử thi. Các tác phẩm văn học có khuynh hướng sử thi thường ảnh hưởng nghệ thuật sử thi về các phương diện: Đề tài, chủ đề, nhân vật trung tâm, định hướng khai thác miêu tả nhân vật, khoảng cách giữa người trần thuật và đối tượng trần thuật...
- Khuynh hướng sử thi là đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Ra đời và phát triển trong không khí cao trào cách mạng và cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ vô cùng gian khổ, ác liệt, kéo dài suốt 30 năm, văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 trước hết là một nền văn học của chủ nghĩa yêu nước. Đó không phải là văn học của số phận cá nhân mà là tiếng nói của cả một cộng đồng dân tộc trước thử thách quyết liệt: Tổ quốc còn hay mất; độc lập, tự do hay nô lệ, ngục tù! Đây là văn học của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm của nó phải là những con người gắn bó số phận mình với số phận đất nước và kết tinh những phẩm chất cao quý của cộng đồng - trước hết đại diện cho giai cấp, dân tộc và thời đại, chứ không phải cho cá nhân mình. Và người cầm bút cũng vậy, phải nhân danh cộng đồng mà ngưỡng mộ, ngợi ca người anh hùng với chiến công chói lọi. Ngôn ngữ, giọng điệu của tác phẩm mang khuynh hướng sử thi phải đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
⇒ Tây Tiến của Quang Dũng là bài thơ tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi của văn học thời kháng chiến. Tính sử thi của tác phẩm được thể hiện qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, ẩn chứa nhiều bí ẩn linh thiêng của núi rừng; bức chân dung người lính tràn đầy cảm hứng lãng mạn, anh hùng ca; tinh thần hiên ngang, bất khuất của người lính và tinh thần của cả một dân tộc, một thời đại trong kháng chiến cứu quốc cùng những nét đặc sắc về nghệ thuật mang đậm tính sử thi.
Ban đầu bài thơ có tên là Nhớ Tây Tiến, sau khi in lại trong tập Mây đầu ô (1986), Quang Dũng đổi tên bài thơ là Tây Tiến. Nhan đề Tây Tiến tạo ra âm điệu chắc khỏe, rắn rỏi, gợi âm hưởng của một khúc quân hành hào hùng, bi tráng như "Nam tiến", "Tiến quân ca". Quang Dũng bỏ đi một chữ Nhớ có phần ủy mị để cảm giác về hành khúc mạnh mẽ hơn, âm hưởng bài thơ hào hùng, vang vọng hơn. Đó là âm hưởng sử thi mang đậm tính tráng ca .
Nhà thơ không viết về đề tài mang tính riêng tư như tình yêu đôi lứa giống như phần lớn các tác phẩm thơ văn lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 trước đó mà viết về đề tài người lính trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, về cuộc sống đầy nhọc nhằn gian khổ của các chiến binh và ngợi ca tinh thần nhất khứ bất phục phản, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc
"Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình.
Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn gì Tổ quốc".
(Thanh Thảo)
- Những địa danh xa lạ.
- Địa hình hiểm trở
- Thời tiết khắc nghiệt
⇒ Bằng nghệ thuật tạo hình gần với lối vẽ tranh thủy mặc, phối hợp thanh điệu độc đáo, Quang Dũng đã diễn tả rất ấn tượng cái dữ dội, hoang sơ, âm u, bí ẩn của thiên nhiên miền Tây. Bức vẽ ấy là nét vẽ hào hoa, khoáng đạt mang tầm vóc sử thi hoành tráng.
- Người lính Tây Tiến xuất hiện trên cái nền hùng vĩ của thiên nhiên mang vẻ đẹp hào hoa, hào hùng, bi tráng. Họ là những người anh hùng kết tinh phẩm chất, sức mạnh, tinh thần của cả một dân tộc, một thời đại.
- Trải qua nhiều gian khổ: thiên nhiên khắc nghiệt dữ dội (Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Mường Lát hoa về trong đêm hơi); chặng đường hành quân gian khổ dãi dầu ( Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời...); bệnh tật hiểm nghèo, nhiều hiểm nguy ( Tây Tến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm)
- Tâm hồn lãng mạn mộng mơ:
⇒ Qua hình tượng người lính, Quang Dũng đã nâng cao tầm vóc, chiều kích của con người lên tầm sử thi. Từ vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng đều có ý nghĩa tiêu biểu cho cả dân tộc, thời đại, khác hẳn con người cá nhân bé nhỏ, tội nghiệp, ảo não, đáng thương trong thơ ca lãng mạn.
Hình thức nghệ thuật mang tính sử thi (thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, bút pháp, gieo vần, ngắt nhịp,...)
- Ý nghĩa của khuynh hướng sử thi: Ca ngợi con người Việt Nam, thể hiện hào khí anh hùng ca mãnh liệt, cao đẹp của thời đại, cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn dân tộc. Tính sử thi là một tín hiệu thẩm mĩ của văn học 45 - 75.
- Nguyên nhân: Thời đại, bản thân Quang Dũng.