Đề 1: Cảm nhận về tình cảm giữa bộ đội miền xuôi và người dân Việt Bắc qua hai khổ thơ đầu

Đề bài: Cho đoạn thơ sau:

"Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

 

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"

(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

Cảm nhận của anh/chị về tình cảm đẹp đẽ giữa bộ đội miền xuôi và người dân Việt Bắc qua đoạn thơ trên.Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tính dân tộc được thể hiện qua đoạn thơ.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Tình cảm đẹp đẽ giữa bộ đội miền xuôi và người dân Việt Bắc.

c. Triển khai vấn đề

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần bàn luận

II. Thân bài

(1) Khái quát: Hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc thơ.

(2) Phân tích:

* Tình cảm đẹp đẽ của người ở lại dành cho người ra đi:

- Nhắc nhớ kỉ niệm “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

- Sự trống trải, hụt hẫng trong tâm hồn người ở lại

- Lo lắng, trăn trở về tình cảm bộ đội dành cho mình có luôn mặn nồng?

* Tình cảm đẹp đẽ của người ra đi dành cho người ở lại:

- Khẳng định nỗi nhớ sâu sắc: nhớ hình, nhớ tiếng

- Cảm xúc nhớ “bâng khuâng”, “bồn chồn”, nghẹn ngào, đầy lưu luyến

* Nghệ thuật: hình thức đối đáp, thể thơ dân tộc, sử dụng từ láy giàu cảm xúc, hình ảnh hoán dụ… 

* Khái quát, liên hệ, mở rộng vấn đề.

(3) Nhận xét về tính dân tộc thể hiện qua đoạn thơ:

* Tính dân tộc thấm đẫm trong đoạn thơ trên nói riêng và trong thơ Tố Hữu nói chung. Nó trở thành đặc trưng phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

* Tính dân tộc thể hiện cả ở 2 phương diện nội dung và hình thức của đoạn trích:

- Nội dung:

  • Cảnh sắc thiên nhiên, không gian quen thuộc: sông, núi, nguồn...
  • Thể hiện được vẻ đẹp của tính cách dân tộc: giàu yêu thương, lối sống nghĩa tình, thủy chung, son sắt.

- Nghệ thuật:

  • Đề tài: chia ly quen thuộc.
  • Thể thơ lục bát truyền thống, lối đối đáp, xưng hô mình - ta quen thuộc, mang đậm màu sắc ca dao.
  • Cách nói giàu hình ảnh, giọng điệu ngọt ngào, giàu nhạc tính, mang chất liệu dân gian.

(4) Đánh giá:

- Qua đoạn thơ, ta thấu hiểu và trân trọng nghĩa tình cách mạng của những con người Việt Bắc và những người cán bộ Cách mạng miền xuôi. Đó chính là nguồn sức mạnh đặc biệt giúp Cách mạng của ta giành thắng lợi dù phải trải qua muôn vàn gian khó.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

  • 117 lượt xem
Sắp xếp theo