Đề 1: Phân tích đoạn trích: "Ngay lúc ấy, chiếc thuyền... bãi cát hoang vắng"

Đề bài: Phân tích đoạn trích sau:

Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền. Họ phải lội qua một quãng bờ phá nước ngập đến quá đầu gối. Bất giác tôi nghe người đàn ông nói chõ lên thuyền như quát: “Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”.

Chắc chắn họ không trông thấy tôi. Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Người đàn ông đi sau. Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà.

Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân.

Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.

Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy.

Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới.

Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi. Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác - thằng bé trên rừng xuống vừa nằm ngủ với tôi từ lúc nửa đêm. Thằng bé cứ chạy một mạch, sự giận dữ căng thẳng làm nó khi chạy qua không nhìn thấy tôi. Như một viên đạn trên đường lao tới đích đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề ngoảnh lại, nó chạy tiếp một quãng ngắn giữa những chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông.

Cũng y hệt người đàn bà, thằng bé của tôi cũng như một người câm, và đến lúc này tôi biết là nó khỏe đến thế!

Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên. Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền giang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát. Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền. Không hề quay mặt nhìn lại, chỉ có tảng lưng khum khum và vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn, nom lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bàn chân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng.

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019).

Từ đó làm rõ cái nhìn của nghệ sĩ Phùng trong việc phát hiện cái đẹp.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận:

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề, thể hiện được cảm xúc cá nhân.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Phân tích đoạn trích. Từ đó làm rõ cái nhìn của nghệ sĩ Phùng trong việc phát hiện cái đẹp

c. Triển khai vấn đề:

(1) Giới thiệu khái quát:

- Về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”

- Vấn đề nghị luận: cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài và tâm trạng của nghệ sĩ Phùng. Tình huống truyện có ý nghĩa nhận thức và khám phá.

(2) Phân tích đoạn trích:

– Cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài:

  • Trên chiếc thuyền bước xuống một người đàn ông và một người đàn bà lam lũ. Người đàn ông hung dữ, thô kệch (“ Người đàn ông đi sau…….đầy vẻ độc dữ”). Người đàn bà nhếch nhác, mệt mỏi (“Khuôn mặt……dường như đang buồn ngủ”)
  • Người đàn ông đánh người đàn bà một cách dã man (“Lão đàn ông lập tức trở nên…cho ông nhờ”).Người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục (“không hề kêu một tiếng,…chạy trốn”).
  • Thằng Phác từ đâu lao ra “giằng được chiếc thắt lưng…cháy nắng” của người đàn ông để che chở cho mẹ. Nó bị lão tát, ngã dúi xuống cát.
  • Người đàn bà bật khóc, chị “ngồi xệp trước mặt thằng bé,..., rồi lại ôm chầm lấy” .

– Tâm trạng nghệ sĩ Phùng: Bức tranh hiện thực cuộc sống trần trụi hiện ra khiến Phùng trải qua biết bao thái cực khac nhau của cảm xúc:

  • Bất ngờ trước sự cam chịu, nhẫn nhục của người đàn bà.
  • Kinh ngạc bởi hiện thực cuộc sống quá trớ trêu, nghiệt ngã. Anh kinh ngạ đến mức “ trong mấy phút đầu…..mà nhìn”.
  • Hành động “ vứt chiếc máy ảnh” :
    •  Trong giây phút này chuyện quan trông nhất với anh là cứu người đàn bà.
    • Chiếc thuyền đẹp như mơ bỗng chốc là những trái chiều trớ trêu đến mức Phùng không thể tin vào những gì mình vừa chứng kiến.

- Gía trị nghệ thuật:

  • Xây dựng tình hống độc đáo.
  • Giọng văn linh hoạt
  • Chọn lọc chi tiết đặc sắc

- Gía trị nhân đạo: đau đớn, xót xa cũng như đồng cảm chia sẻ với nỗi cơ cực của người lao động nghèo sau chiến tranh.

(3) Cái nhìn của nghệ sĩ Phùng trong việc phát hiện cái đẹp: Đó là những phát hiện sâu sắc của người nghệ sĩ về cuộc đời, con người, sự gắn kết giữ nghệ thuật và đời sống.

  • 109 lượt xem
Sắp xếp theo