Lệnh phụ trong đề văn Hồn Trương Ba, da hàng thịt

1. Triết lí nhân sinh được thể hiện qua trích đoạn

- Khái niệm: triết lí nhân sinh hay nhân sinh quan là vấn đề quan trọng đối với mỗi con người, là toàn bộ những kinh nghiệm, cách nhìn nhận chung nhất về cuộc sống của con người và cũng là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt mục tiêu, hành động của con người. Bên cạnh đó nhân sinh quan còn là nguồn gốc của mọi suy nghĩ, hành vi và chi phối các hoạt động của con người trong đời sống. Nói vắn tắt thì nó là cách người ta nhìn cuộc đời hay là cái đạo làm người của người ta.

- Biểu hiện của triết lí nhân sinh thể hiện trong đoạn trích:

  • Linh hồn và thể xác là hai mặt tồn tại không thể thiếu trong một con người, cả hai đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hoà giữa linh hồn và thể xác.
  • Tác giả một mặt phê phán những dục vọng tầm thường, sự dung tục của con người, mặt khác vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác.
  • Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại những nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách.

2. Triết lí nhân sinh mà Lưu Quang Vũ gửi gắm qua nhân vật.

- Được sống là một điều may mắn, nhưng sống như thế nào mới quan trọng

- Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, có được sự hoà hợp giữa thể xác và linh hồn, giữa bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình thức trong một thể thống nhất toàn vẹn chứ không phải là cuộc sống chắp vá, bất nhất: “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

- Trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới được là chính mình toàn vẹn.

3. Nhận xét chiều sâu triết lí về con người của nhà văn Lưu Quang Vũ.

- Màn thoại giữa Trương Ba và Đế Thích một lần nữa khắc sâu vấn đề trung tâm nhất, cốt lõi nhất của toàn bộ tác phẩm, đó là việc người sống vẫn có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác, giữa bên trong và bên ngoài. Việc một người vẫn còn đầy khao khát sống như Trương Ba sau quá trình trăn trở, lựa chọn đã chối từ cả hai cơ hội được sống để nhận về mình cái chết đã cho thấy để sống cho ra một người không hề dễ dàng. Người ta không thể sống bằng bất cứ giá nào, người chỉ thực sự được là mình khi có sự thống nhất, hòa hợp giữa hoạt động bên ngoài với tâm trạng, cảm xúc bên trong.

- Tác giả không chỉ đặt ra vấn đề để người đọc trăn trở suy nghĩ mà đã đi đến trả lời cho câu hỏi: sống như thế nào là sống có ý nghĩa?

  • Trương Ba chết hẳn để đổi lại sự sống cho anh hàng thịt, cho cu Tị, để đổi lấy tiếng cười và niềm hạnh phúc cho tất cả những người xung quanh thì câu hỏi: sống như thế nào là có ý nghĩa đã được trả lời một cách rõ ràng: một sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người không chỉ biết sống vì mình mà còn biết sống, biết vun đắp, thậm chí biết hi sinh cho hạnh phúc của những người xung quanh. Rõ ràng ở đây nhà văn đã đề cao lối sống vị tha, cao thượng.
  • Đó cũng chính là lý do cho sự thay đổi đầy dụng ý của tác giả khi biến một người nông dân chung chung trong truyện cổ dân gian thành một người làm vườn ‌trong‌ ‌tác‌ ‌phẩm‌ ‌của‌ ‌mình.‌ ‌Hình‌ ‌tượng‌ ‌người‌ ‌làm‌ ‌vườn‌ ‌chính‌ ‌là‌‌ đại‌ ‌diện‌ ‌cho‌ ‌những‌ ‌người‌ ‌biết‌ ‌vun‌ ‌xới,‌ ‌chăm‌ ‌lo‌ ‌cho‌ ‌hạnh‌ ‌phúc‌của‌ ‌người‌ ‌khác.‌ ‌Ở‌ ‌khía‌ ‌cạnh‌ ‌này‌ ‌chúng‌ ‌ta‌ ‌thấy‌ ‌tư‌ ‌tưởng‌ ‌của‌ ‌nhà‌ ‌văn‌ ‌dù‌ ‌tiến‌ ‌bộ‌ ‌và‌ ‌mới‌ ‌mẻ‌ ‌đến‌ ‌đâu‌ ‌vẫn‌ ‌có‌ ‌sự‌ ‌bắt‌ ‌rễ‌ ‌sâu‌ ‌và‌ ‌hoàn‌ ‌toàn‌ ‌thống‌ ‌nhất‌ ‌với‌ ‌truyền‌ ‌thống,‌ ‌đạo‌ ‌lý‌ ‌tốt‌ ‌đẹp‌ ‌của‌ ‌dân‌ ‌tộc.‌

4. Bình luận khát vọng được sống là chính mình.

- Trương Ba không chấp nhận sống chung với sự tầm thường giả dối của người khác, ông muốn được sống thuận theo lẽ tự nhiên: trọn vẹn là mình hòa hợp linh hồn thể xác. Từ đó,

- Tác giả muốn nhắn nhủ mỗi người chúng ta phải trang bị tri thức, kĩ năng, luôn chủ động, linh hoạt trước những biến đổi của cuộc sống. Cần giữ vững cá tính, phong cách của bản thân, sống hòa nhập nhưng không hòa tan, sống theo cá tính, phong cách riêng nhưng không lập dị khác thường, con người sẽ có được hạnh phúc thực sự.

5. Bình luận tác hại của lối sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo:

- Ðối với bản thân người có lối sống đó: dần dần sẽ bị tha hóa, ích kỉ, thực dụng, giả dối, suy thoái nhân cách, đánh mất danh dự, lòng tự trọng.: tham nhũng, hối lộ, gây ra những tệ nạn xã hội. Bị mọi người coi thường xa lánh.

- Ðối với cộng đồng: mất đoàn kết, hiểu lầm, mâu thuẫn, tranh giành, hãm hại nhau, kìm hãm sự phát triển.

- Cách phòng tránh: Sống yêu thương nhân hậu vị tha, mạnh dạn dũng cảm đấu tranh với biểu hiện tiêu cực, giả dối, bảo vệ người tốt.

  • 50 lượt xem
Sắp xếp theo