- Biểu hiện: Nhà văn nhìn Sông Đà không còn là con sông vô tri, vô giác mà là con sông có linh hồn, có cá tính như con người: hung bạo, dữ dằn, hùng vĩ; khám phá vẻ đẹp của dòng sông ở góc độ địa lí nhưng đậm chất văn chương, kết hợp với nhiều ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, đầy ấn tượng.
- Ý nghĩa: Qua hình tượng Sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả Sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng Sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.
- Qua nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân có cách nhìn mang tính phát hiện về người lao động mới. Ông đò tiêu biểu là người anh hùng, cũng là nghệ sĩ trong môi trường làm việc và trong công việc của mình khi dám đương đầu với thử thách và đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc. Nhà văn đã phát hiện ra “chất vàng mười đã qua thử lửa” của ông đò bằng phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác với thể tuỳ bút vừa giàu tính hiện thực, vừa tràn ngập cái tôi phóng túng đầy cảm hứng, say mê…
- Qua cách nhìn nhân vật ông đò, nhà văn bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hàovề con người lao độngViệt Nam. Nếu trước đây, ông thường khắc họa người anh hùng trong chiến đấu, người nghệ sĩ trong nghệ thuật và thuộc về quá khứ “vang bóng một thời” thì đến tác phẩm này, ông tìm thấy anh hùng và nghệ sĩ ngay trong con người lao động thường ngày, trong công việc bình thường và trong nghề nghiệp cũng bình thường. Nguyễn Tuân còn khẳng định với chúng ta rằng chủ nghĩa anh hùng cách mạng đâu phải chỉ dành riêng cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm mà còn thể hiện sâu sắc trong việc xây dựng đất nướcvà chinh phục thiên nhiên.
- Biểu hiện: chất thơ trong đoạn trích thể hiện:
- Ý nghĩa: Chất thơ trong tuỳ bút của Nguyễn Tuân là một phần trong nội dung phong cách tài hoa, uyên bác của ông. Ông để lại ấn tượng đặc biệt về một con sông đầy cá tính, mang tính cách của con người với hai nét độc đáo, đối lập mà thống nhất: hung bạo và trữ tình.Qua đó, ta thấy nhà văn có công đi tìm cái đẹp - chất vàng thiên nhiên Tây Bắc để ca ngợi. Thiên nhiên là sản phẩm nghệ thuật vô giá, là công trình mĩ thuật của tạo hoá đã ban tặng cho con người.Đó cũng chính là tình yêu Tổ quốc mà nhà văn cách mạng Nguyễn Tuân đã gửi gắm qua trang tuỳ bút của mình.
- Qua nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân có cách nhìn mang tính phát hiện về người lao động mới. Ông đò tiêu biểu là người anh hùng, cũng là nghệ sĩ trong môi trường làm việc và trong công việc của mình khi dám đương đầuvới thử thách và đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc. Nhà văn đã phát hiện ra “chất vàng mười đã qua thử lửa” của ông đò bằng phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác với thể tuỳ bút vừa giàu tính hiện thực, vừa tràn ngập cái tôi phóng túng đầy cảm hứng, say mê…
- Qua cách nhìn nhân vật ông đò, nhà văn bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hàovề con người lao độngViệt Nam. Nếu trước đây, ông thường khắc họa người anh hùng trong chiến đấu, người nghệ sĩ trong nghệ thuật và thuộc về quá khứ “vang bóng một thời” thì đến tác phẩm này, ông tìm thấy anh hùng và nghệ sĩ ngay trong con người lao động thường ngày, trong công việc bình thường và trong nghề nghiệp cũng bình thường. Nguyễn Tuân còn khẳng định với chúng ta rằng chủ nghĩa anh hùng cách mạng đâu phải chỉ dành riêng cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm mà còn thể hiện sâu sắc trong việc xây dựng đất nướcvà chinh phục thiên nhiên.
- Sông Đà như một áng tóc trữ tình hình mềm mại, hiền hòa; mượt mà, duyên dáng, yêu kiều như áng tóc của người con gái. Trên nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, SĐ toát lên nét ẩn hiện, hư ảo, nên thơ.
- Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được Nguyễn Tuân thể hiện qua việc miêu tả sắc nước: khi thanh khiết thơ mộng, khi đậm nét hư ảo, mơ màng cổ xưa; khi giận dữ nỗi niềm bực bội.
- Sông Đà như một cố nhân gần gũi đầm ấm, một cá tính mãnh liệt, hấp dẫn, đi xa thì nhớ, gặp lại thì mừng vui khôn xiết.
- Nghệ thuật: Quan sát công phu; câu văn dài phóng túng, giọng điệu nhẹ nhàng, giàu chất thơ; nghệ thuật so sánh, liên tưởng, nhân hóa tài hoa độc đáo; ngôn ngữ giàu hình ảnh…
- Đam mê cái đẹp thiên nhiên; ngợi ca, tự hào trước vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của Tây Bắc; cái tôi yêu nước, hòa nhập với cuộc sống mới, con người mới.
- Cái tôi uyên bác, tài hoa với thể tùy bút phóng túng
⇒ Từ đó làm nổi bật nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
⇒ Qua việc ngợi ca vẻ đẹp độc đáo của dòng Sông Đà, tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên,yêu đất nước,thiết tha của mình.
⇒ Qua đó làm nổi bật lên phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân: sự độc đáo, tài hoa,uyên bác của một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Nguyễn Tuân luôn nhìn nhận mọi sự vật,sự việc dưới phương diện thẩm mỹ, luôn đi tìm cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật,tô đậm những cái phi thường để tạo cảm giác mãnh liệt gây ấn tượng.
- Nguyễn Tuân là người tài hoa, luôn nhìn nhận, đánh giá cảnh vật và con người ở phương diện cái đẹp và góc độ mĩ thuật và tài hoa. Sông Đà hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ và là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá, còn người lái đò như một nghệ sĩ trong việc vượt thác ghềnh.
- Nhà văn đã vận dụng những tri thức ở nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lí, quân sự… để viết về con Sông Đà hung dữ mà thơ mộng.
- Văn phong Nguyễn Tuân phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện và phong phú, hình ảnh giàu liên tưởng bất ngờ, độc đáo. “Người lái đò Sông Đà” thể hiện sở trường ở thể loại tuỳ bút của ngòi bút Nguyễn Tuân.
- Biểu hiện phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân: Ông không chấp nhận sự sáo mòn. Ông luôn tìm kiếm những cách thức thể hiện, những đối tượng mới mẻ. Nhà văn luôn tiếp cận sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, có ấn tượng với những sự vật gây cảm giác mạnh (Sông Đà là một sinh thể như vậy). Tác giả bộc lộ sự tinh vi trong mĩ cảm với trường liên tưởng phong phú, ngôn ngữ vừa phong phú vừa tinh tế.Một cái tôi uyên bác khi huy động mọi kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để khắc họa hình tượng sông Đà.
- Ý nghĩa: Qua phong cách tài hoa, uyên bác, Nguyễn Tuân là là nhà văn có ý thức tự khẳng định cá tính độc đáo của mình. Chứng tỏ ông là người có một lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, một cuộc đời lao động nghệ thuật khổ hạnh, một trí thức tâm huyết với nghề. Người đọc yêu hơn, trân trọng hơn phẩm chất, cốt cách của con người đáng quý này.
- Qua cuộc chiến đấu giữa ông đò với sóng nước sông Đà, tác giả ca ngợi vẻ đẹp của người lao động miền Tây Bắc. Đó là vẻ đẹp của sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống và vẻ đẹp của sự tài trí, tài hoa, giàu kinh nghiệm. Đây chính là “thứ vàng mười đã qua thử lửa”của người lao động miền Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đang tìm kiếm.
- Qua nhân vật ông đò cho thấy sự thay đổi trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân sau cách mạng: Trước cách mạng, con người Nguyễn Tuân hướng tới ca ngợi là những “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”. Sau cách mạng, nhân vật tài hoa của Nguyễn Tuân có thể tìm thấy ngay trong công cuộc chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân.
- Cái tôi tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân
- “Cái tôi” tài hoa thể hiện ở những rung động, say mê của nhà văn trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước; Tất cả đã cho ta thấy ở Nguyễn Tuân một “cái tôi” tài hoa, tinh tế.
- “Cái tôi” uyên bác thể hiện ở cách nhìn và sự khám phá hiện thực có chiều sâu; ở sự vận dụng kiến thức sách vở và các tri thức của đời sống một cách đa dạng, phong phú; ở sự giàu có về chữ nghĩa. Các thuật ngữ chuyên môn của các ngành quân sự, điện ảnh, thể thao,… được huy động một cách hết sức linh hoạt nhằm diễn tả một cách chính xác và ấn tượng những cảm giác về đối tượng.
- “Cái tôi” tài hoa và uyên bác chính là một cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cái đẹp của người nghệ sĩ chân chính.
- Qua đoạn văn, ta thấy được nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân.
- Chính nét độc đáo kết hợp với sự tài hoa và uyên bác trong ngòi bút Nguyễn Tuân khiến cho hình tượng sông Đà trở nên đặc sắc và đáng nhớ.
- Đoạn trích cũng như tùy bút “Người lái đò Sông Đà” thể hiện sâu sắc nghệ thuật viết tùy bút độc đáo, tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, đó là:
⇒ Nét độc đáo của tùy bút Nguyện Tuân tạo nên những trang viết độc đáo giàu giá trị nghệ thuật cao.
- Nhà văn nhìn Sông Đà không chỉ là một dòng sông tự nhiên, vô tri vô giác mà còn là một sinh thể có sự sống, có tâm hồn, tình cảm. Với Nguyễn Tuân, sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Vẻ đẹp của Sông Đà hòa quyện vào vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc nên càng trở nên đặc biệt. …
- Cách miêu tả độc đáo này cho thấy Nguyễn Tuân có sự gắn bó sâu nặng, tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên Tây Bắc, với quê hương đất nước, đồng thời cho thấy được ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm của ông.
- Đoạn trích đã cho thấy công phu lao động nghệ thuật nghiêm túc, khó nhọc của nhà văn. Nguyễn Tuân đã phải dành nhiều tâm huyết và công sức để làm hiện lên những vẻ đẹp và sắc thái khác nhau của thiên nhiên Tây Bắc.
- Nhà văn đã huy động tối đa các giác quan thị giác, xúc giác, thính giác và vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực để tái hiện hình ảnh sông Đà gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc
- Nhà văn cũng đã thể hiện tài năng điêu luyện của một người nghệ sĩ ngôn từ trong việc tái tạo những kì công của tạo hóa.
- Nguyễn Tuân đến Sông Đà với mục đích trước tiên là tìm chất vàng của thiên nhiên. Đằng sau những biểu hiện hung bạo của Đà giang, nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp hoang dại, hùng vĩ và tiềm năng thủy điện to lớn của Sông Đà. Khi nghĩ đến những tuyếc-bin thủy điện, có lẽ nhà văn đã dự cảm được vị trí, vai trò của Đà giang trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
- Dưới cái nhìn của Nguyễn Tuân, thiên nhiên không thuần túy là thiên nhiên, mà thiên nhiên cũng là một sản phẩm nghệ thuật vô giá của tạo hóa. Vì thiên nhiên chính là phông, nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp con người - người lái đò trên dòng sông hung bạo.
- Chất thơ hay còn gọi là “thi vị” tức là có tính chất gợi cảm và gây hứng thú trong thơ. “Chất thơ” có thể hiểu là một khía cạnh của cảm hứng thẩm mĩ nhân văn, phải gắn với cái đẹp. Cái đẹp có thể là do tự nhiên mang lại như cảnh mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh thẳm, tạo ra cảm giác dễ chịu cho người ngắm nhìn. Hoặc, “chất thơ” cũng có thể tạo ra từ những tình cảm, hành động của con người như: Sự nhớ nhung, sự uyển chuyển của các điệu múa...”(Đỗ Lai Thúy)
- Nói một tác phẩm văn xuôi có chất thơ tức là những ý văn, câu văn, đoạn văn tạo nên sự rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người và nó có khả năng truyền những rung cảm ấy đến với người đọc. Ở văn xuôi chất thơ có ở trong nhiều cấp độ: từ ngữ; bức tranh thiên nhiên; hình tượng nhân vật vượt lên trên thực tại của đời sống, của hoàn cảnh để hướng đến vẻ đẹp của nhân cách, tâm hồn.
- Với tài năng nghệ thuật của một nhà văn, đôi mắt của một họa sĩ và sự nhạy cảm, tinh tế của một tâm hồn yêu cái đẹp, ưa “xê dịch” kết hợp sự liên tưởng phong phú, độc đáo, Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà như một công trình nghệ thuật của tạo hóa.
- Qua đó tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, niềm tự hào về cảnh sắc quê hương tươi đẹp, một biểu hiện của tình yêu nước.
- Xây dựng hình tượng Sông Đà Nguyễn Tuân thể hiện phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác:
- Giải thích khái niệm “cái tôi”
- Nhận xét về “cái tôi” của Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích: