“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
(Trích Việt Bắc,Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.110)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
- Cảm nhận về đoạn thơ trong Việt Bắc .
- Nhận xét đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
(1) Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ:
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.
- Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, tác phẩm được viết vào tháng 10/1954 nhân một sự kiện có tính lịch sử, các cơ quan trung ương Đảng dời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ là một bản hùng ca đồng thời là khúc tình ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
- Những câu thơ sau mang đến cho người đọc ấn tượng đặc sắc:
(2) Cảm nhận về đoạn thơ:
- Lời người ở lại ( 12 câu đầu).
- Lời người ra đi (4 câu sau).
* Đánh giá chung:
- Đoạn thơ thể hiện được tình cảm thủy chung son sắt giữ người ra đi và người ở lại. Những tình cảm trong sáng đó rất tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước anh hùng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Bằng lối đáp và cách sử dụng đại từ “ mình – ta” cùng nhiều yếu tố gợi ra âm hưởng ca dao, dân ca, những câu thơ lục bát trau chuốt biến thành những lời đối thoại và cả độc thoại nội tâm, mở ra thế giới cảm xúc phong phú của chủ thể trữ tình. Giọng thơ, ngôn ngữ, nhịp điệu cùng bộc lộ cảm xúc nhớ thương day dứt khiến đoạn thơ giống như một lời hát giao duyên rất đầm thắm, thiết tha.
* Nhận xét về đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
- Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Yếu tố trữ tình chính trị , âm hưởng ca dao, dân ca, tính dân tộc đậm đà .
- Đoạn thơ thể hiện tình cảm thủy chung son sắt giữ người ra đi và người ở lại. Đó là tình cảm gắn bó sâu nặng của người cán bộ cách mạng về xuôi với Việt Bắc.
- Tính dân tộc đậm đà của thơ Tố Hữu cũng được thể hiện thành công trong đoạn thơ từ cách sử dụng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật đến thể thơ lục bát truyền thống.