- Chất sử thi trong văn học tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, tự do hay nô lệ. Nhân vật chính là những con người đại diện cho phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt lẽ sống của dân tộc lên hàng đầu. Giọng điệu sử thi là giọng ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng.
- Nguyễn Khoa Điềm hướng về những con người bình dị đã cần cù làm lụng và đánh giặc bảo vệ đất nước giữa những ngày kháng chiến chống Mĩ ác liệt, đất nước còn chia cắt. Đoạn thơ được viết bằng thể thơ tự do, giọng điệu tâm tình trò chuyện, từ ngữ giản dị, gần gũi nhằm khẳng định vai trò to lớn của nhân dân vô danh.
- Nhìn Đất Nước đa diện, tinh tế, sâu sắc, đặc biệt nhà thơ phát hiện quá trình Đất Nước hình thành và phát triển gắn liền với đời sống bình dị của nhân dân lao động. Đất Nước kết tinh đời sống tâm hồn, phẩm chất đẹp đẽ, truyền thống đạo lí ngàn đời của dân tộc.
- Cách nhìn mới mẻ về hình tượng Đất Nước cho thấy sự gắn bó, am hiểu, lòng tự hào và tình yêu đất nước sâu nặng, phong cách thơ trữ tình - chính luận của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
- Họ giản dị, mộc mạc chất phác trong cách nghĩ, lối sống của người nông dân: đời thường, ngày thường cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó…
- Khi giặc đến, họ vượt qua cái lo sợ lúc đầu, chờ đợi triều đình và không chờ đợi triều đình được nữa , họ căm giận, đau đớn, uất hận và họ đã tự nguyện ra trận: ngoài cật có một manh áo vải nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi/ trong tay ngọn tầm vông chi nài sắm dao tu nón gõ…
- Họ đã kiên cường đối chọi với kẻ thù đầy đủ súng đạn: kẻ đâm ngang, người chém ngược làm cho mã tà ma ní hồn kinh/ bọn hò trước lũ ó sau trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ… và họ trong tư thế quật cường ấy, lấp lánh chân dung của những con người gánh trên vai vận mệnh của non sông. Họ biết rằng mình chỉ là vô danh trong dân tộc anh hùng nhưng điều cao cả nhất họ để lại là triết lí sống phù hợp đến muôn đời: “Thà thác mà đặng câu định khái, về theo tổ phụ cũng vinh, hơn còn mà chịu chữ đầu Tây ở với man di rất khổ” Tinh thần ấy, ý chí ấy vẫn chói lòa trong mỗi người dân Cần Giuộc. Sống để chịu nô lệ, tay sai của Tây thì thà một lần chiến đấu hết mình mà đem vinh quang cho dân tộc.
- Chính luận: Đoạn thơ có thiên hướng “chính luận” khi nhà thơ bộc lộ được những quan niệm, tư tưởng chính trị xã hội của mình và muốn chia sẻ nhận thức, thuyết phục người đọc tin tưởng vào tính đúng đắn, khách quan của những quan niệm tư tưởng đó. Nó mang tính chiến đấu cao, tính cá nhân sâu sắc.
⇒ Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện quan niệm, tư tưởng, nhận thức của mình về đất nước: Đất nước thân thương, lâu đời, bền vững và đáng ca ngợi, tự hào này là của Nhân Dân, đồng thời cũng nhắc nhờ mọi người phải có trách nhiệm đối với đất nước. Điều này làm nên cốt lõi chính luận nổi bật của đoạn thơ.
- Trữ tình: Là tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm của mình.
⇒ Tính trữ tình được thể hiện rất đậm nét trong đoạn thơ:Tấm lòng yêu nước nồng nàn sâu sắc… chi phối toàn bộ cảm hứng nghệ thuật của ông.Yêu nước đó chính là yêu văn hoá, thiên nhiên, người lao động (chủ nhân của lịch sử đất nước); niềm tự hào sâu sắc trước vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp do nhân dân lao động sáng tạo nên; bBộc lộ qua một cách cảm, một giọng điệu riêng, rất Nguyễn Khoa Điềm.
- Mối quan hệ giữa tính chính luận và trữ tình: đó là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố “chính luận” và “trữ tình”, giữa lý trí và tình cảm. Đoạn thơ mang đậm chất suy tưởng, triết lý.
⇒ Nhìn nhận Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm từ sự kết hợp giữa hai yếu tố chính luận và trữ tình đã đem đến cho người đọc một góc nhìn mới mẻ về bài thơ này. Đây cũng là sáng tạo trong phong cách nghệ thuật nổi bật của tác giả ở đoạn trích này nói riêng và thiên trường ca Mặt đường khát vọng nói chung.
a. Giới thuyết về chất dân gian trong tác phẩm văn học: là việc tác giả sử dụng chất liệu dân gian để sáng tạo nên tác phẩm văn học như: vận dụng ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, truyện cổ tích, phong tục, tập quán, lối sống....
b. Cảm nhận về chất dân gian trong đoạn trích Đất Nước.
Thành công của chương thơ một phần lớn là ở việc tạo ra một không khí, một không gian nghệ thuật riêng đưa ta vào thế giới gần gũi, mĩ lệ và bay bổng của ca dao, truyền thuyết, của văn hóa dân gian nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận, tư duy hiện đại với hình thức câu thơ tự do. Đó chính là nét đặc sắc thẩm mĩ, thống nhất với tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại” của đoạn trích.
- Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng và phong phú:
- Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên không gian nghệ thuật riêng của đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay hổng, mơ mộng. Hơn nữa, có thể nói chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, đã tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này.
- Nhưng đoạn trích Đất nước không chỉ có chất dân gian mà còn có tính hiện đại. Điều đó được thể hiện ở các suy tưởng, triết lí và ở thể thơ tự do với những câu thơ co duỗi linh hoạt, thay đổi nhịp điệu và rất ít dựa vào vần để liên kết.